Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, ta có thể dễ dàng cập nhật thông tin về dịch COVID – 19 ở khắp mọi nơi từ facebook, TV, đài phát thanh…Càng nhiều luồng thông tin càng khiến mọi người hoang mang, sợ hãi sinh ra tâm lý lo lắng về một tương lai không biết trước. Vậy nếu dứng ở góc độ của các nhà marketers trong các doanh nghiệp, bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu khủng hoảng xảy ra và liệu có những thay đổi nào trong hành vi người tiêu dùng sau kết quả của cuộc cách ly toàn thế giới hay không? Hãy đọc bài viết dưới đây và tìm cho mình câu trả lời nhé!
Vius Corona gây ra cái chết cho hàng nghìn người, làm nền kinh tế thế giới “bay” hàng tỷ USD nhưng nó cũng làm thay đổi chưa từng có về hành vi ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức. Nếu chịu tìm hiểu thông tin bạn sẽ nhận ra rằng chưa bao giờ ở Trung Quốc – một đất nước đông dân số nhất thế giới mọi người đều ở nhà hạn chế ra ngoài, 100% ra đường đeo khẩu trang và sát khuẩn tay hằng ngày. Sự thay đổi hành vi đạt đến mức độ thống nhất này là để tránh COVID – 19 khỏi lây lan. Nhưng chính sự thay đổi hành vi tự nhiên đó cũng là mơ ước của hầu hết marketers.
Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ vụ rơi máy bay mất tích MH370 vào 5 năm trước làm 239 người chưa rõ sống chết khiến mọi người sinh ra nỗi sợ hãi và cho rằng đi máy bay không an toàn. Nhưng thực tế số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ lại cao hơn rất nhiều lần so với chết vì đường hàng không cụ thể ở Việt Nam con số này lên đến 15000 người chết mỗi năm. Hay như ở Trung Quốc, mỗi tháng 700000 người chết vì tuổi già và người ta quan tâm nhiều hơn về bệnh tiểu đường hơn là COVID – 19 nếu xét về mặt lí trí. Nhưng ở thời điểm hại tại, tất cả người dân trên thế giới đều đang sợ hãi bởi một loại virus mang tên Corona bởi mọi sự quan tâm đều đang đổ dồn về nó. Theo các nhà khoa học hành vi, người ta gọi đó là sự thiên vị vô thức.
Vì vậy, các thương hiệu đa số sẽ tạo ra những chiến lược marketing nổi bật, khác lạ để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nhưng thực tế khách hàng lại cho rằng chỉ có những quảng cáo và chiến lược truyền thông xuất hiện nhiều nhất mới là những thương hiệu phổ biến so với thực tế.
Đại dịch xảy ra và lây lan nhanh chóng một cách không báo trước. Số người chết vẫn không có dấu hiệu dừng lại trong khi vắc-xin chữa bệnh lại chưa có gây ra một sự khủng hoảng trong tâm lý người dân bởi họ lo sợ không biết tương lai sẽ thế nào vì dịch COVID – 19 và khiến họ trở nên thận trọng hơn trong cách phòng bệnh.
Tương tự nếu ta đối chiếu vào giới marketing. Những thương hiệu mới thành lập phải xóa bỏ nỗi sợ về những điều chưa biết. Khách hàng sẽ không bị thu hút bởi những điều mới mẻ trong thời gian lâu thay vào đó họ bị thu hút bởi sự quen thuộc, gần gũi. Đây là một thử thách đặt ra cho các marketers khiến người tiêu dùng thoát khỏi những suy nghĩ vô thức và hướng chú ý đến thương hiệu mình.
Xem thêm: Làm gì để xây dựng thương hiệu lĩnh vực F&B trong mùa dịch Covid-19
Khi lệnh ban hành tất cả người dân phải ở nhà, tránh đi lại trừ trường hợp khẩn cấp, các cửa hàng, quán café cũng đóng cửa để tránh tụ tập đông người gây ra khó khăn với các chủ kinh doanh trên lĩnh vực này nhưng đây lại là cơ hội cho thương mại điện tử phát triển. Mua sắm online đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian này khi vừa ăn toàn lại tiện lợi.
Tương tự như vậy, khi không phải đi ra đường làm việc hay vui chơi giải trí, người ta tiêu khiển bằng cách chơi các trò chơi trên mạng, đọc báo, sách trên mạng…và làm việc bằng các phần mềm họp trực tuyến, livestream…Vì vậy không có gì bất ngờ khi lượng truy cập nội dung trực tuyến lại tăng nhanh đến như vậy.
Điển hình như ở Trung Quốc, WECHAT – phần mềm có lượng truy cập cao nhất Trung Quốc đã bắt kịp xu hướng người dùng khi cho thêm mục sức khỏe vào ứng dụng của mình. Hay như tại Việt Nam, người dân giờ đây hoàn toàn có thể biết được cách phòng bệnh hay trang bị các kiến thức y tế cho mình thông qua phần mềm “Sức khỏe Việt Nam” do Viettel phụ trách hoàn thiện.
Vì vậy, là những marketers tài giỏi, bạn phải nắm rõ được tâm lý người dùng và đưa ra chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp vượt qua mọi cuộc khủng hoảng không báo trước như hiện nay.
Đầu tiên các doanh nghiệp cần nắm rõ đối tượng hướng đến và mong muốn của họ rồi đưa ra những chiến lược phù hợp nhất. Bạn cần rõ ràng việc nên cắt giảm cái gì nên gia tăng kênh nào?
Ví dụ để doanh nghiệp bạn vận hành khéo léo và vẫn thu được lợi nhuận trong tình hình COVID – 19 đang có những diễn biến phức tạp, bạn cần:
Các doanh nghiệp chung tay đối phó với dịch bệnh trong khả năng
Khi dịch COVID – 19 vẫn đang có nguy cơ lây lan nhanh thì một số doanh nghiệp đã có những quyết định mang tính nhân văn, thông minh đem lại hình ảnh tốt đẹp trước người tiêu dùng như: Tập đoàn VinGroup hỗ trợ 20 tỷ VNĐ cho nghiên cứu chống virus corona, hỗ trợ các trang thiết bị y tế, máy móc… trị giá 100 tỷ VNĐ. ABC Bakery ngoài thu mua thăng long đỏ làm bánh mỹ giúp giải quyết nguồn ra cho người dân còn sáng tạo ra một loại bánh mỳ đặc biệt giành riêng cho các bác sĩ, y tá tuyến đầu đang ngày đêm chống dịch. Hay Vietnam Airlines cứ những chuyến bay đi đón những đồng bào đang ở vùng tâm dịch về với nước nhà…
Đừng bỏ qua: 5 Cách tăng nhanh doanh thu cho nhà hàng của bạn
Đẩy mạnh ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trên kênh trực tuyến
Trong những ngày diễn biến dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ giao dịch hàng hóa qua thương mại điện tử ở Việt Nam tăng từ 25%-30% và tập trung ở một số nhóm hàng thiết yếu như thức ăn nhanh, mỳ ăn liền, sữa...Ở Trung Quốc chi tiêu dành cho FMCG qua các kênh thương mại điện tử tắng gấp 7 lần so với năm 2019. Những số liệu trên cho thấy dịch bệnh làn này đã tạo ra cơ hội hiếm có cho một số ngành nghề được lợi và cũng là bước ngoặt đòi hỏi các doanh nghiệp lĩnh vực khác phải chuyển phương thức kinh doanh offline sang online bắt kịp xu hướng đưa công ty mình thoát khỏi tình trạng lao đao.
Đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến là chiến lược thông minh ngay tại thời điểm này. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đẩy mạnh truyền thông online trên các kênh như website, fanpage, tích cực cập nhật tin tức, bán sản phẩm qua mạng cũng như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, đầu tư chú trọng các đóng gói bao bì sản phẩm để đem đến trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng.
Printgo cũng cùng đồng hành với các doanh nghiệp trong hoạt động in ấn, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm phục vụ kinh doanh thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ưu đã chi phí siêu tiết kiệm!