Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Trong văn hóa dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, Rồng chính là linh vật thể hiện nguồn cội, dòng giống người Việt. Đây cũng là linh vật đại diện cho tứ linh, hiện thân cho sự oai nghiêm, quyền lực và sang quý. Ở bài viết này, hãy cùng Printgo theo dõi và tìm hiểu về hình tượng Rồng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc nhé.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn truyền nhau rằng tổ tiên mình là nòi giống Rồng Tiên. Lịch sử về Rồng trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ rất lâu đời và có sự liên kết mật thiết với tâm linh và tín ngưỡng của người Việt. Rồng được coi là biểu tượng của sức mạnh, uy quyền và may mắn trong nền văn hóa dân tộc.
Lịch sử Rồng Việt Nam thuở sơ khai
Thuở xa xưa, bởi vì tập tính sinh sống ở khu vực lãnh thổ có nhiều sông nước, vua Hùng Vương đã dạy dân chúng về tục xăm mình bằng hình Rồng lên vùng ngực, bụng và chân. Mục đích của hình xăm Rồng này là để con người không bị các loài thủy quái dưới nước tấn công và gây hại. Bên cạnh đó, Rồng còn là linh vật hiện thân cho các yếu tố sức mạnh thiên nhiên như mây, sấm chớp, mưa,...
Linh vật Rồng được người Việt tôn thờ và sùng bái như là cách thức tôn kính đến thiên nhiên. Rồng cũng là biểu tượng của uy quyền và tôn nghiêm, thể hiện mong muốn được bảo vệ, che chở để bách tính trăm họ có được cuộc sống yên bình, thịnh vượng. Trong văn hóa Đông Sơn, Âu Lạc, hình tượng Rồng được tìm thấy rất nhiều trong các họa tiết trang trí cung đình, phong tục thờ cúng hoặc ngay cả trong cuộc sống dân dã thường ngày.
Từ thuở sơ khai cho đến các triều đại phong kiến khác nhau, Rồng Việt Nam vẫn giữ nguyên cho mình một hình tượng và tính biểu trưng riêng. Rồng Việt Nam đã trở thành một sự hiện diện quan trọng trong nền văn hóa, nghệ thuật và lịch sử của đất nước qua các triều đại.
Thời đại nhà Lý, đất nước mang tên là Đại Việt. Hình ảnh Thăng Long - Rồng bay lên tượng trưng cho sự bất khuất, hiên ngang và mạnh mẽ của dân tộc Việt. Ở triều đại thịnh vượng này, hình tượng Rồng còn thể hiện những ước mơ của người dân trồng lúa nước về một cuộc sống phát triển, yên bình và bội thu. Vì thế tạo hình Rồng nhà Lý thường có nét thơ mộng với sự bay bổng cùng khung cảnh non nước mây trời tươi đẹp.
Hình tượng Rồng thời Lý có phần uốn 12 khúc tượng trưng cho 12 mùa trong năm. Các đường nét uốn cong của Rồng được sắp xếp rất liền mạch và đều đặn, thể hiện cho những nguyên tắc cùng chuẩn mực phải phép trong đời sống. Một số ý kiến cho rằng, Rồng triều Lý mềm mại giống con rắn, thường được gọi với cái tên khác đó là “Long Xà”.
Rồng nhà Lý
Sang đến triều đại nhà Trần, hình tượng Rồng được thừa kế và biến tấu với những họa tiết tự do, hào sảng hơn. Ngoài việc hình dạng có sự thay đổi về tư thế, Rồng thời Trần còn xuất hiện thêm phần đôi tay và cặp sừng. Phần đầu Rồng to hơn với chiếc mào ngắn thể hiện sự oai phong và uy mãnh. Nửa cuối thế kỷ XIV trở đi, hình tượng con Rồng đã được lan truyền ra ngoài, có mặt trong các kiến trúc điêu khắc gốm, điêu khắc đá dân dã.
Rồng triều đại nhà Trần
Hình tượng Rồng thời Hậu Lê có kết cấu thay đổi hoàn toàn. Phần đầu Rồng to hơn so với bình thường, chiếc bờm lớn ngược ra phía sau, mất đi chiếc mào lửa vốn có để thay thế bằng phần mũi to. Thân rồng không còn uốn khúc như các triều đại trước mà uốn thành hai khúc to có nét cong rõ rệt. Phần chân rồng có năm móng sắc nhọn thể hiện uy quyền của chế độ phong kiến cũng như phô trương quyền lực vương triều.
Hình tượng Rồng thời Trịnh Nguyễn được coi là linh vật đứng đầu tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Tuy nhiên, Rồng được nhân cách hóa với hình ảnh rồng mẹ với bầy con quây quần xung quanh, rồng có đôi có cặp,... Một số ý kiến cho rằng, hình tượng rồng thời đại này thiếu đi sự uy nghiêm và dũng mãnh như ở các thế hệ trước. Bởi lẽ đây là thời điểm rối ren khi vua Lê bị chúa Trịnh áp bức.
Rồng thời vua Lê - chúa Trịnh
Ở thời nhà Nguyễn, hình tượng Rồng vẫn được thay đổi và phát triển với vẻ đẹp mạnh mẽ hơn, uy nghi hơn so với thời liền trước đó. Khác với các triều đại thịnh trị như nhà Lý, nhà Trần, Rồng triều Nguyễn được thể hiện ở nhiều tư thế sáng tạo và tự do hơn. Ví dụ như: Rồng chầu mặt trăng (lưỡng long chầu nguyệt), Rồng chầu hoa cúc, Rồng chầu chữ thọ,... Bên cạnh đó, Rồng nhà Nguyễn còn được sử dụng nhiều trong các lễ hội truyền thống, múa hát cung đình, văn hóa nghệ thuật dân gian,...
Rồng triều nhà Nguyễn
Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, hình tượng Rồng đã trở thành một hình ảnh thật gần gũi, in sâu vào tiềm thức mỗi người dân. Hình ảnh linh vật thiêng liêng và cao quý này được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật - kiến trúc và ngay cả tâm linh - phong thủy,... Rồng thường xuất hiện trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là trong lễ hội đầu xuân, dịp tết nguyên đán có tiết mục múa Rồng, múa Lân,...
Rồng Việt Nam không chỉ là một yếu tố trong truyền thuyết và văn hóa dân gian mà còn là một biểu tượng quan trọng, đặc biệt là trong việc kết nối quốc gia với những giá trị văn hóa lâu dài. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều công trình đẹp đẽ và uy nghi được gắn liền với Rồng như: Hoàng thành Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng, đảo Bạch Long Vĩ, cầu Thăng Long, vịnh Hạ Long, Cầu Rồng (Đà Nẵng), sông Cửu Long, núi Hàm Rồng, bến Nhà Rồng, vịnh Bái Tử Long,...
Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
Rồng Việt Nam không chỉ là một biểu tượng văn hóa truyền thống mà còn là một phần quan trọng của bức tranh lịch sử và nhận thức dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau. Thời nay, hình tượng Rồng được ứng dụng để trang trí rất nhiều vật dụng khác nhau như: lư hương, đồ thờ cúng, lịch tết, hộp quà tết,... Hình ảnh Rồng đã tạo nên vẻ đẹp sang trọng và độc đáo mang đậm tính truyền thống cho sản phẩm.
Chào đón xuân Giáp Thìn, Printgo hân hạnh ra mắt đến quý khách hàng những mẫu ấn phẩm về linh vật Rồng mang vẻ đẹp mới mẻ nhưng vẫn giữ được phong thái truyền thống và khí chất tôn nghiêm. Printgo là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm hộp quà tết, lịch tết chất lượng cao và mẫu mã đa dạng. Luôn là điểm đến đáng tin cậy cho khách hàng nhờ có:
Rồng Việt Nam đã có mặt trong suốt bề dày văn hóa và lịch sử hàng nghìn năm của đất nước. Qua nhiều triều đại cũng như những sự biến động khác nhau, Rồng Việt Nam vẫn giữ được một vẻ đẹp đặc biệt, cao quý và đầy tôn nghiêm, tựa như phí phách hào hùng của dân tộc ta. Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin khác nhau về chủ đề Rồng Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích khác nhau về hình tượng văn hóa đẹp của đất nước: Rồng Việt Nam. Đừng quên ghé thăm website của Printgo để theo dõi bộ sưu tập hộp quà tết hình tượng Rồng thiêng đất Việt để làm quà tặng gửi đến những người thân yêu nhé.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Printgo qua các kênh sau: