Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Có lẽ trong thời gian gần đây, cụm từ “Covid 19” đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý khi đại dịch này bùng nổ đã kéo theo nhưng thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế. Hầu như tất cả các ngành kinh tế mũi nhọn đang trong đà trượt dốc kéo dài và điển hình khi bị thiệt hại trực tiếp và sớm nhất đó là ngành dịch vụ. Các chuỗi khách sạn đóng cửa, các điểm tham quan không đón khách và dĩ nhiên hệ thống các chuỗi nhà hàng của ngành F&B mùa Covid cũng đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nề.
Vậy hãy cùng Printgo nhìn lại thực trạng và những giải pháp cần thiết cho ngành F&B vượt qua đại dịch nhé!
Vốn là những thương hiệu cùng chuỗi nhà hàng phục vụ ăn uống đang “ăn nên làm ra” tại Việt Nam trong thời gian gần đây, ngành F&B có đủ tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Được coi là có nội lực tốt hơn những cửa hàng dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ nhưng thực tế Covid 19 lại khiến F&B bị tổn thất nhiều hơn như vậy.
Theo Dcorp R-Keeper Việt Nam cho hay, hiện nay nước ta đang sở hữu khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống lớn nhỏ, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh là 7000, gấp hơn 03 lần chuỗi thức ăn nhanh là hệ thống các cửa hàng cà phê, các quầy bar và còn lại khoảng trên 80.000 nhà hàng được đầu tư và phát triển một cách bài bản theo đúng chuẩn mô hình chuỗi.
Doanh thu của ngành F&B mang lại cho nên kinh tế quốc gia vào năm 2019 là 200 tỉ USD, tăng khoảng 34% và cũng theo thống kê thì ngành F&B đang chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu tiêu dùng của người Việt Nam (khoảng 35%).
Từ sau Tết Nguyên Đán, số lượng khách hàng đến với các dịch vụ ăn uống giảm từ 30-40% thậm chí là đến 80% minh chứng cho những hệ quả nặng nề mà Covid 19 mang đến cho ngành F&B.
Xem thêm: Chiến lược Marketing hiệu quả dành cho ngành F&B Online trong mùa COVID19
Golden Gate là một trong những ông lớn trong ngành F&B khi sở hữu trong tay rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như Gogi, Manwah, Ashima hay Kichi-Kichi… vốn có tiềm lực mạnh mẽ nhưng cũng không khỏi lao đao. Khi đại dịch Covid 19 bùng nổ ngay lập tức ông lớn này đã cho đóng các cửa hàng tại các trung tâm thương mại, các chi nhánh như Gogi với 05 nhà hàng, Kichi-Kichi với 7 nhà hàng.
Đối thủ cạnh tranh với Golden Gate là Red Sun với chuỗi thương hiệu nổi tiếng Hotpot Story và gần 140 cửa hàng trên cả nước cũng đang phải đóng cửa dần các chuỗi cửa hàng lẩu của mình để duy trì kinh doanh.
Từ các thương hiệu lớn như đến những chuỗi nhà hàng ăn uống nhỏ lẻ như Thái Koh Yam, thương hiệu gà rán Otoke Chicken hay một nhánh khác các chuỗi cà phê như Highland, Starbucks, The Coffee House cũng đều phải đóng dần cửa hàng và cũng phải chịu những tổn thất ở những mức độ khác nhau như giải phóng mặt bằng, cắt giảm nhân công…
Thực tế không chỉ riêng ngành F&B mà tất cả các ngành khác đều phải chịu hệ lụy nên đây là yếu tố không thể thay đổi. Tuy nhiên thách thức cũng chính là cơ hội, có rất nhiều các giải pháp đã được đưa ra để có thể khắc phục phần nào tình trạng khó khăn và chuẩn bị cho việc phục hồi dần dần sau mùa Covid:
Ảnh hưởng của dịch Covid 19 cũng ảnh hưởng nhiều đến xu hướng mua sắm và chi tiêu các dịch vụ ăn uống. Thay vì đến tận quán thì mọi người lại quan tâm việc order đồ ăn về để đảm bảo an toàn mà vẫn thỏa mãn nhu cầu. Thương hiệu Hotpot Story của Red Sun cũng đã phục vụ tại nhà và giao tận cho khách hàng. Các thương hiệu Gogi, Hutong… của Golden Gate vốn không quen kinh doanh online cũng đã bắt đầu phục vụ khách tại nhà.
Đây có lẽ là một trong những giải pháp sáng tạo có thể cứu vãn tình hình hiện tại cũng có thể dùng phát triển sản phẩm sau này. The Coffee House cũng đã tung ra sản phẩm là trà cam với 100% cam tươi như một sản phẩm tăng kháng thể trong mùa dịch và được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích.
Covid 19 là thời gian thích hợp để có thể tăng tương tác trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo hay instagram… Thời gian rảnh này người tiêu dùng ở nhà và có thể dễ dàng lướt đọc thông tin trên các trang mạng. Khi thương hiệu đã có được tương tác tốt và lưu trong trí nhớ người tiêu dùng cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến mại hợp lý thì việc duy trì doanh thu online ổn định là hoàn toàn có cơ sở.
Tham khảo ngay: Làm gì để xây dựng thương hiệu lĩnh vực F&B trong mùa dịch Covid-19
Đây được coi là giai đoạn vàng để các nhà hàng xem xét lại bộ thực đơn, đưa được sản phẩm hấp dẫn hơn, rà soát lại quy trình vận hành và củng cố training kĩ năng cho nhân viên để chuẩn bị giai đoạn phục hồi nhanh chóng hậu Covid.
Ngành F&B đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của Covid 19 để lại. Tuy nhiên thách thức cũng chính là cơ hội. Các nhà hàng làm trong ngành F&B nếu biết tận dụng thời gian này để có thể xây dựng lại hình ảnh, củng cố quá trình vận hành và nâng cao chất lượng của nhân viên thì có thể dễ dàng vượt qua mùa dịch và sẽ sớm nhanh chóng trở lại với thời kì vàng son.
Printgo - nền tảng in ấn và thiết kế số 1 tại Việt Nam luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong mọi hoạt động in ấn, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm phục vụ kinh doanh với chi phí tiết kiệm nhất trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này!