Thực phẩm chức năng đang trở thành một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay, nhờ vào nhu cầu về sức khỏe và chăm sóc bản thân của người tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, để một sản phẩm thực phẩm chức năng có thể ra mắt trên thị trường, các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ quy trình, thủ tục công bố sản phẩm theo quy định pháp luật. Quy trình này không chỉ đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm, mà còn tạo dựng niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng khi lựa chọn. Vậy quy trình và thủ tục cụ thể để công bố sản phẩm thực phẩm chức năng được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt rõ hơn về các thông tin cần thiết và những lưu ý quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường thành công.
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là các loại thực phẩm có chứa vitamin, men vi sinh, khoáng chất hoặc chất xơ… dùng để hỗ trợ và nâng cao chức năng của cơ thể con người, giúp mang lại cảm giác thoải mái, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Những sản phẩm này bao gồm các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học. Thực phẩm chức năng thường được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau, như viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng, và các dạng chế biến khác, mang lại sự tiện lợi và dễ dàng cho người sử dụng.
Lý do cần công bố sản phẩm thực phẩm chức năng?
Việc sử dụng thực phẩm chức năng ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhà nước ta đã ban hành quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải có giấy công bố sản phẩm thực phẩm chức năng do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp.
Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
Công bố chất lượng thực phẩm chức năng không chỉ giúp các cơ sở sản xuất và kinh doanh tuân thủ những tiêu chuẩn đã định, mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Sự xác nhận từ cơ quan chức năng mang lại cảm giác yên tâm cho người tiêu dùng, giúp họ lựa chọn sản phẩm một cách thông minh và an toàn hơn.
Khẳng định thương hiệu
Sản phẩm thực phẩm chức năng sau khi công bố sẽ được kiểm nghiệm và xác nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm bởi các cơ quan có thẩm quyền. Điều này không chỉ tạo dựng niềm tin mà còn giúp thương hiệu của bạn nhanh chóng được biết đến. Một thương hiệu đáng tin cậy sẽ dễ dàng tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường, thu hút được sự chú ý và lựa chọn từ người tiêu dùng.
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Các sản phẩm đã được công bố chất lượng sẽ có ưu thế vượt trội khi cạnh tranh với những sản phẩm chưa qua kiểm định. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn sản phẩm thực phẩm chức năng đảm bảo chất lượng, luôn coi chúng là lựa chọn số một. Vì vậy, điều này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua đối thủ và gia tăng doanh số một cách đáng kể.
Các loại thực phẩm chức năng cần phải thực hiện thủ tục công bố
Để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, pháp luật yêu cầu phải công bố đầy đủ thông tin về 3 nhóm thực phẩm chức năng sau:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
- Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
Quy định về công bố sản phẩm thực phẩm chức năng trong nước và nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT về công bố hợp quy và đảm bảo an toàn thực phẩm, các quy định được nêu rõ như sau:
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Xử lý hành vi vi phạm quy định công bố sản phẩm thực phẩm chức năng
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi không thực hiện việc đăng ký bản công bố sản phẩm theo pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:
Mức phạt hành chính
- Đối với cá nhân: phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Hình thức phạt bổ sung
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm chức năng, với thời gian từ 1 đến 3 tháng.
- Bắt buộc thu hồi sản phẩm thực phẩm chức năng.
- Buộc tiêu hủy, tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng của sản phẩm thực phẩm chức năng.
Xem thêm: Tự công bố sản phẩm là gì? Tất tần tật về tự công bố sản phẩm
Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng
Để nhận được giấy công bố sản phẩm thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như sau.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Bản công bố sản phẩm theo mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (bản chính/bản sao chứng thực);
- Bản chính/bản sao chứng thực bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
- Bản công bố sản phẩm theo mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bản chính/bản sao chứng thực bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
- Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
- Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Lưu ý:
- Tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại điểm nộp hồ sơ đăng ký;
- Tất cả tài liệu thuộc hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm đều phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải tiến hành dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm chức năng
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu và thực phẩm chức năng sản xuất trong nước phải được tiến hành theo các bước dưới đây.
Bước 1: Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất thực phẩm chức năng nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm đến các cơ quan tiếp nhận theo một trong ba hình thức sau đây:
- Nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Nộp qua bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định và cấp giấy tiếp nhận công bố sản phẩm trong thời gian quy định là:
- 7 ngày làm việc: Áp dụng đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
- 21 ngày làm việc: Áp dụng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Nếu hồ sơ công bố sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản thông báo cụ thể về lý do và yêu cầu bổ sung, sửa đổi. Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu, trong vòng 7 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại và đưa ra quyết định cuối cùng.
Lưu ý: Cá nhân, tổ chức nhận được công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhưng không tiến hành sửa đổi, bổ sung thì sau 90 ngày, hồ sơ sẽ không còn giá trị.
Bước 3: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký có nghĩa vụ thông báo công khai tên và sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân đã hoàn tất việc đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử của mình cũng như trong cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
Mức phí thẩm định hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng là bao nhiêu?
Để đăng ký sản phẩm thực phẩm chức năng, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phải nộp phí thẩm định là: 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Căn cứ Điều 8 Nghị định 15/2028/NĐ-CP, các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan sau:
- Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế: Áp dụng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban dân nhân chỉ định: Áp dụng đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
Qua bài viết này, có thể thấy được rằng thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm chức năng thường khá phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân phải chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo quy trình công bố diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Do đó, để rút ngắn thời gian và đơn giản hóa quá trình công bố, các công ty nên tìm kiếm một đối tác pháp lý đáng tin cậy. Checkgo tự hào cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm chức năng, nhằm mang đến sự hỗ trợ tối ưu về mặt pháp lý cho khách hàng. Khi lựa chọn hợp tác với Checkgo trong việc chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp:
- Đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về pháp luật, luôn lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu và mong đợi của từng khách hàng, từ đó cung cấp giải pháp tối ưu nhất.
- Mọi tài liệu từ phía khách hàng cung cấp sẽ được kiểm tra chi tiết để đảm bảo tính hợp pháp, đồng thời giải thích rõ ràng từng khía cạnh để giúp quý khách chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn hảo nhất. Trong suốt quá trình thẩm định, nếu phát sinh bất kỳ vấn đề nào, chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa ra giải pháp hiệu quả.
- Tất cả các điều khoản hợp tác đều được công khai minh bạch, đảm bảo sự công bằng trong quá trình làm việc
- Mức phí dịch vụ cạnh tranh, kèm theo những ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn.
Ngoài ra, nếu quý khách đang có nhu cầu thiết kế và in ấn bao bì sản phẩm, hãy đến ngay với Printgo – công ty in ấn hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ thiết kế tài năng và công nghệ in hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm bao bì không chỉ đẹp mắt, chất lượng mà còn thể hiện rõ nét bản sắc thương hiệu.
Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế và in ấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 1900.633.313
- CSKH: 0901.633.313
- Email: sale@printgo.vn
- Website: https://printgo.vn/