Tổng quan về kỹ thuật ép kim trong in ấn

09/07/2020493

Nội dung bài viết: [ Hiện ]

Ép kim hay ép nhũ là một trong các kỹ thuật gia công sau in ấn rất phổ biến. Các sản phẩm có ép kim thường đem đến cảm giác sang trọng, đẳng cấp, nhưng đi cùng với đó là chi phí sản xuất khá cao. Vậy tại sao lại có những điều này, hãy cùng tìm hiểu cụ thể chi tiết về ép kim, ép nhũ cũng như ứng dụng trong in ấn thương mại.

Tổng quan về kỹ thuật ép kim trong in ấn

Ép kim là gì?

Ép kim là một phương pháp dùng nhiệt lớn để ép một phần kim loại mỏng được định hình theo khuôn có sẵn lên vật liệu cần gia công. Khuôn ép kim có thể được làm từ kẽm hoặc đồng. Màu sắc của phần ép kim sẽ phụ thuộc vào màu của kim loại được lựa chọn ban đầu. Một số màu thông dụng được sử dụng rất nhiều đó là bạc, vàng, tím, trắng, camay, màu xanh,....

Những chi tiết được ép dưới khi ở dưới ánh nắng mặt trời sẽ tạo hiệu ứng lấp lánh, phản quang ánh sáng, rất ấn tượng và bắt mắt.

Chất liệu thường dùng để ép kim

Ép kim có thể được sử dụng trên tất cả các chất liệu khác nhau, nhưng có yêu cầu giấy dày từ 250gms để đảm bảo không bị rách, hoặc in sang mặt còn lại.

Thông thường, kỹ thuật ép kim thường được sử dụng trên các chất liệu:

  • Giấy couche
  • Giấy mỹ thuật
  • Giấy Ivory
  • Và các loại giấy khác bồi lên bề mặt hộp, túi

Ưu nhược điểm của ép kim

Nếu trước kia không quá nhiều người lựa chọn gia công ép kim thì vài năm trở lại đây, ép kim đã được lựa chọn cũng như yêu thích bởi rất nhiều khách hàng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của kỹ thuật ép kim để khách hàng có thể tham khảo, lựa chọn.

Ưu điểm

  • Ép kim giúp các chi tiết bắt mắt, thu hút sự chú ý hơn, tạo nên sự độc đáo khác biệt
  • Ép kim giúp tăng độ tương phản giữa vật liệu và họa tiết cần ép 
  • Chi tiết được ép sẽ bền màu hơn, không bị phai nhòe hay 
  • Tạo sự sang trọng cho sản phẩm

Nhược điểm

  • Để tạo các chi tiết được ép kim thì cần tạo khuôn riêng cho từng chi tiết nên khá tốn kém chi phí
  • Thời gian thực hiện nếu có ép kim cũng lâu hơn

Ứng dụng của ép kim

Ép kim có thể được sử dụng trong in ấn các ấn phẩm như

  • Ấn phẩm văn phòng: Phong bì thư, kẹp file, name card
  • Ấn phẩm bao bì: Ép lên túi giấy, in hộp giấy
  • Ấn phẩm truyền thông: catalogue

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

icon
icon19/04/2023
icon139
In lưới là gì? Quy trình, ứng dụng của công nghệ in lưới
In lưới là một trong những kỹ thuật in được ứng dụng khá phổ biến trong in ấn. Vậy in lưới là gì? quy trình in lưới như thế nào. Cùng Printgo tìm hiểu các vấn đề liên quan về công nghệ in lưới qua bài viết dưới đây nhé.
icon
icon18/04/2023
icon670
Giấy sóng là gì? Phân loại giấy sóng và ứng dụng thực tế
Giấy sóng là một trong những loại giấy được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn và trong đời sống hàng ngày. Vậy giấy sóng là gì? Bài viết dưới đây Printgo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng như những vấn đề liên quan khác từ loại giấy này.
icon
icon20/02/2023
icon438
Khuôn bế là gì? Quy trình tạo thành khuôn bế bằng thủ công
Khuôn bế là gì? Sản phẩm này giúp tạo hình cho các hộp giấy hiện nay. Thông qua khuôn bế các sản phẩm được đảm bảo có sự giống nhau về hình dạng và kích thước.
icon
icon20/02/2023
icon769
Tìm hiểu 11 bước cơ bản trong quy trình in hộp cứng tại xưởng in
Hộp cứng, hộp giấy được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau của đời sống thường ngày. Với các doanh nghiệp kinh doanh, in hộp cứng là hoạt động gần như không thể thiếu.
icon
icon20/02/2023
icon272
Cán màng nhiệt là gì? Ưu điểm của cán màng nhiệt trong in ấn bao bì
Cán màng nhiệt là kỹ thuật in ấn được sử dụng rất linh hoạt. Bởi kỹ thuật này giúp đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao.
icon
icon31/01/2023
icon799
Bản kẽm in offset là gì? Những điều cần biết về bản kẽm
Bản kẽm trong in offset được biết đến là một tấm kẽm đặc biệt thường sử dụng khi in - là một dạng khuôn in được tích hợp vào máy in offset bao bì giấy. Thông tin chi tiết về bản kẽm in offset sẽ được Printgo cung cấp trong bài viết dưới đây.