Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Nhu cầu sử dụng tem nhãn, decal của các cửa hàng, doanh nghiệp lớn ngày càng cao. Chính vì thế, công nghệ in ấn liên tục thay đổi, cải tiến và hiện đại hơn để đáp ứng được nhu cầu in tem nhãn của khách hàng. Dưới đây, Printgo sẽ giới thiệu cho bạn hiểu hơn về 4 công nghệ in decal phổ biến trên thị trường hiện nay.
In offset là kỹ thuật in ấn hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Nó sử dụng lực ép các tấm ép offset (tấm cao su) để in lên giấy sau khi các hình ảnh dính mực đã được ép lên các tấm offset trước đó. Kỹ thuật in offset tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng in thạch bản cho chất lượng in ấn tốt nhất.
Nguyên lý in offset là phương pháp in thẳng, các thông tin, hình ảnh được thể hiện trên bản ống kẽm có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm cao su rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in.
Một số máy in offset thường được sử dụng tại các nhà in thương mại lớn: Komori, Heidelberg, Roland,…
Đây là một kỹ thuật in nổi các phần tử in (hình ảnh, chữ viết,…) trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in đặc biệt là các hình ảnh trên khuôn in đều phải ngược chiều trục anilox làm nhiệm vụ cấp mựa sau đó qua quá trình ép in mà truyền mực trực tiếp lên vật liệu in.
Điều đặc biệt, công nghệ in Flexo có hệ thống tự động bế ngay sau quá trình in. Khi vật liệu in là các loại decal thì các phần dư thừa của sản phẩm cũng được bóc rời khỏi phần đế dán.
Công nghệ in Flexo được sử dụng chủ yếu để in thùng carton, in các loại decal nhãn hàng hóa, các loại màng, in label, sticker, in nhãn mác bao bì, vỏ thùng carton,…
Đừng bỏ qua: In Flexo là gì? Những điều cần biết về in flexo
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với những kỹ thuật in khác, công nghệ in Flexo vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm như: bề mặt in bị lem hoặc dính mực do nhiệt độ trên trục không ổn định, thải nhiều độc ra thị trường, giá thành bản in thường cao hơn so với việc sử dụng kỹ thuật in offset,…
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào in ấn, các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn trực tiếp cho các sản phẩm lấy ngay với mọi số lượng và chất lượng sản phẩm tốt.
Công nghệ này hoạt động dựa trên sự tự động hóa của máy móc, các hình ảnh cần in được nạp vào máy in kỹ thuật số, máy móc sẽ xử lý số liệu phân tích, tự động pha màu và thực hiên in cho ra sản phẩm ngay không cần đợi chờ.
In kỹ thuật số mang nhiều ưu điểm vượt trội thu hút khách hàng như: tốc độ in nhanh có thể lấy ngay, đa dạng kích thước bản in, chất lượng sản phẩm in ấn tốt, có thể in trên nhiều chất liệu như giấy, vải nilon, mica,… và chi phí cũng vô cùng hợp lý
Bên cạnh đó, in kỹ thuật số có nhược điểm là đòi hỏi người in phải hiểu biết nhiều về công nghệ và máy móc in hiện đại khá tốn kém.
Máy in laser và in phun là 2 trong nhiều loại máy in kỹ thuật số:
Tia laser được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục. Lượng mực nhiều hay ít tùy vào cường độ của điểm tích điện khi trống lăn qua hộp mực tạo nên nội dung của trang cần in. Khi giấy lăn quá trông, nội dung của trang cần in được truyền lên giấy.
Bột mực được nấu chảy khi tờ giấy đi qua trục sấy, nhiệt độ trục sấy khoảng 250 độ C và cùng với lực ép của trục sấy mực in nóng chảy sẽ được ấn chặt lên giấy.
Máy in phun hoạt động theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/ giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.
Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen trắng). Để in ra màu sắc cần tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn ba màu cơ bản với nhau.
Công nghệ in này là một trong những kỹ thuật in lâu đời. In lưới hay còn gọi là in lụa, là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực nước thấm qua lưới hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới in đã được bịt kín bằng hóa chất.
In lưới có vài dạng như: in lưới trên bàn thủ công, in lưới bằng máy cơ khí, in lưới bằng máy in tự động. In lưới gồm những công đoạn: làm khuôn in, chế tạo bản in, dao gạt, pha chế chất tạo màu, hồ in và in. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy hoặc các vật liệu khác. Kỹ thuật in lưới thường được ứng dụng in được trên mọi vật liệu chỉ cần có mực in phù hợp, in trên các sản phẩm đã gia công hoàn thiện như in lịch phôi sẵn,…
Xem thêm: In lụa là gì? Những điều cơ bản về kĩ thuật in lụa
Công nghệ in lưới, in lụa
Ngoài 4 công nghệ trên, hiện nay còn rất nhiều công nghệ in khác được sử dụng trong in tem nhãn như in ống đồng, in typo,... Tuy nhiên tùy vào nhu cầu sử dụng, chất lượng và số lượng sản phẩm của khách hàng.
Nếu quý khách đang có nhu cầu in decal giá rẻ trên toàn quốc thì còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ ngay với Printgo - nền tảng thiết kế và in ấn số 1 Việt Nam để chúng tôi có thể tư vấn và báo giá một cách chi tiết và tận tình nhất. Với đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động cùng hệ thống liên kết xưởng in lớn nhất trên toàn quốc thì Printgo cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng!
Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: