Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Tết Nguyên Đán - một trong những lễ hội trọng đại nhất của người Việt Nam, luôn là dịp để mọi người sum vầy, đoàn tụ và chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Và câu hỏi "Tết 2026 vào ngày nào?" chắc hẳn đang là mối quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới. Trong bài viết này, Printgo sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin chi tiết về dịp Tết Nguyên Đán 2026, cũng như lịch nghỉ Tết chính thức để bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian cho gia đình và bản thân.
Hãy cùng theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng này nhé!
Theo như Lịch vạn niên, năm 2026 là năm Bính Ngọ, hay còn gọi là năm con Ngựa. Trong hệ thống can chi của người Á Đông, năm 2026 ứng với can Bính và chi Ngọ.
Con Ngựa, một biểu tượng của sức mạnh, tự do và kiên trì. Đặc biệt, trong văn hóa của các nước Phương Đông và Việt Nam, ngựa còn tượng trưng cho sự thành công, sự nghiệp và may mắn. Năm Bính Ngọ 2026 hứa hẹn sẽ là một năm đầy tích cực, năng động, mang đến nhiều cơ hội và thách thức mới cho những người tuổi Ngựa nói riêng và tất cả mọi người nói chung.
Để trả lời cho câu hỏi “Tết năm 2026 vào ngày nào”, hãy cùng Printgo khám phá chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2026 ngay sau đây.
Tết Dương lịch, hay còn được gọi là Tết Tây, là một cột mốc đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khép lại những điều đã qua và mở ra một chương mới với nhiều hy vọng. Năm 2026, Tết Dương lịch sẽ rơi vào ngày Thứ Năm, 01/01/2026.
Lịch Tết Nguyên đán Bính Ngọ năm 2026 cụ thể như:
Giao thừa Tết Âm lịch 2025 (28 Tết): Chủ nhật ngày 15/2/2026
Giao thừa Tết Âm lịch 2025 (29 Tết): Thứ Hai ngày 16/2/2026
Mùng 1 Tết Âm lịch 2026: Thứ Ba ngày 17/2/2026
Mùng 2 Tết Âm lịch 2026: Thứ Tư ngày 18/2/2026
Mùng 3 Tết Âm lịch 2026: Thứ Năm ngày 19/2/2026
Mùng 4 Tết Âm lịch 2026: Thứ Sáu ngày 20/2/2026
Mùng 5 Tết Âm lịch 2026: Thứ Bảy ngày 21/2/2026
Mùng 6 Tết Âm lịch 2026: Chủ nhật ngày 22/2/2026
Căn cứ vào Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ lễ, Tết và hưởng nguyên lương vào những ngày sau:
Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch);
Tết Âm lịch: 5 ngày;
Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch);
Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
Đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên, họ còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định cụ thể các ngày nghỉ theo quy định. Như vậy, Tết Âm lịch 2026, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày và hưởng nguyên lương, tuy nhiên ngày nghỉ chính thức sẽ được công bố sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tết là cơ hội tuyệt vời để mọi người tham gia các hoạt động ý nghĩa với những người thân yêu. Dưới đây là một số gợi ý giúp quý khách có một mùa Tết thật trọn vẹn.
Những ngày cuối năm, không khí mua sắm trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Mọi người đổ xô đến chợ, siêu thị để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, từ thực phẩm, bánh kẹo, quần áo mới đến đồ trang trí nhà cửa. Tất cả đều được lựa chọn kỹ lưỡng với mong muốn đón một năm mới đủ đầy, sung túc và may mắn.
Ngoài việc sắm sửa cho gia đình, việc mua sắm quà Tết cũng là một phần quan trọng trong dịp Tết. Từ những giỏ quà, hộp quà Tết được gói ghém cẩn thận, cho đến những món quà đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, thay cho lời chúc năm mới đến người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Việc dọn dẹp nhà cửa và trang trí trước Tết không chỉ đơn giản là làm sạch không gian sống mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác. Theo quan niệm của người xưa, việc dọn dẹp nhà cửa là để xua đuổi những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ, đồng thời chào đón những điều tốt đẹp, may mắn của năm mới. Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, công việc này còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn.
Xem thêm: Gợi ý 24 ý tưởng trang trí Tết đơn giản, đẹp, hút may mắn và tài lộc
Dù cuộc sống có đổi thay, thì truyền thống gói bánh chưng, bánh tét vẫn mãi là một phần không thể thiếu trong dịp Tết của những người con đất Việt. Bánh chưng, bánh tét không chỉ là đơn thuần là một món ăn mà còn là biểu tượng của sự sum vầy, là thành quả của công sức, tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình. Trong khói bếp ấm áp ngày cuối năm, cả nhà cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn của năm cũ và chia sẻ những ước vọng cho năm mới. Đó là những khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa, là sợi dây kết nối giữa các thế hệ và là nền tảng văn hóa giúp chúng ta giữ gìn bản sắc dân tộc trong dòng chảy của thời gian.
Theo quan niệm dân gian, Tết đến là lúc ông bà tổ tiên trở về sum vầy cùng con cháu, do đó, việc bày biện mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên là vô cùng quan trọng và phải được thực hiện một cách chu đáo, cẩn thận. Tùy vào mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng trong việc lựa chọn và bài trí các loại quả, nhưng nhìn chung mâm ngũ quả ngày Tết đều mang ý nghĩa chung là thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với tổ tiên và gửi gắm ước nguyện về một năm mới an khang, hạnh phúc.
Sáng mùng Một Tết, hay còn được gọi là ngày Chính Đán. Theo truyền thống, vào ngày này, các thành viên trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội ngoại. Đây không chỉ là dịp để mọi người sum vầy, đoàn tụ sau một năm dài làm việc và học tập, mà còn là cơ hội để con cháu thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày đầu xuân, nhiều người dân Việt Nam thường lại tìm đến các ngôi chùa để cầu nguyện. Họ đến đây không chỉ để xin sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc cho gia đình, mà còn để tìm sự bình yên trong tâm hồn, xua tan muộn phiền. Không gian trang nghiêm, tĩnh lặng của chùa, tiếng chuông ngân và làn hương trầm thoang thoảng tạo nên bầu không khí thanh tịnh, giúp mọi người trở nên thư thái, như được gột rửa tâm để bước vào năm mới với tinh thần lạc quan và tràn đầy hy vọng.
Các phiên chợ hoa và hội chợ thường diễn ra từ cuối tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, mua sắm. Tại đây, mọi người dễ dàng tìm thấy đủ loại hoa tươi, cây cảnh đặc trưng của ngày Tết như đào, mai, cúc vạn thọ, quất cảnh,.. Bên cạnh mua sắm, chợ hoa còn là dịp để các gia đình dạo chơi du xuân, ngắm hoa, chụp ảnh và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của ngày đầu xuân.
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp quý khách giải đáp được thắc mắc "Tết 2026 vào ngày nào?" và có thêm những gợi ý hữu ích để chuẩn bị cho một mùa Tết thật ý nghĩa. Bên cạnh đó, nếu quý khách đang tìm kiếm một đơn vị in ấn chuyên nghiệp để tạo ra những ấn phẩm hộp quà Tết, set quà Tết sang trọng, độc đáo, thì hãy đến ngay với Printgo - công ty in ấn hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm cùng công nghệ in ấn hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách những giải pháp in ấn sáng tạo, chất lượng cao, giúp món quà trở nên nổi bật và ấn tượng, góp phần tạo nên một mùa Tết đáng nhớ.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ với Printgo thông qua:
Hotline: 1900.633.313
CSKH: 0901.633.313
Email: sale@printgo.vn
Website: https://printgo.vn/