Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

13/11/2023838

Nội dung bài viết: [Hiện]

“Con Rồng cháu Tiên” - một câu truyện truyền thuyết với chủ đề nhắc nhớ về nguồn cội, mãi hằn sâu trong tâm trí của những người con đất Việt. Linh vật Rồng từ xa xưa đã được xem như biểu tượng của sự uy nghiêm, tối thượng và quyền lực. Đây cũng là linh vật đại diện cho các bậc vua chúa - người con của trời, có sứ mệnh cao cả và thiêng liêng. 

Nhân dịp chào xuân mới Giáp Thìn, mời bạn đọc hãy cùng Printgo khám phá về chủ đề: “Rồng qua các thời kỳ” - linh vật tượng trưng cho năm 2024 này nhé. 

Hình tượng rồng Việt Nam có điểm gì đặc biệt?

Rồng là linh vật đứng đầu trong tứ linh, được sùng bái và tôn vinh như biểu tượng của sự uy nghiêm, dũng mãnh và quyền lực. Hình ảnh linh vật này rất phổ biến trong các nền văn hóa Á Đông, trong đó có nước Việt ta. Rồng Việt về cơ bản gồm có các điểm đặc trưng như sau: thân hình uốn lượn mềm mại và dẻo dai 12 khúc, tượng trưng cho 12 tháng trong năm; phần vảy nhỏ xếp đều trên lưng như vảy cá chép.

Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

Bên cạnh đó, diện mạo linh vật có phần oai hùng và uy nghiêm với phần mắt lồi to, hàm mở rộng và răng nanh mạnh mẽ. Đặc biệt hơn cả là phần mào ở mũi rồng, bộ phận này có điểm gợn sóng đều đặn, lưỡi dài và mảnh hơn so với linh vật Rồng ở các nước khác. Ngoài ra, sức mạnh vĩnh cửu của Rồng còn được thể hiện qua chi tiết vuốt chim ưng, bụng sò, gan bàn chân của hổ,...

Nhìn chung hình tượng Rồng Việt Nam vẫn giữ được trong mình một vẻ đẹp nổi bật và bản sắc rất riêng. Không chỉ dành cho giai cấp thống trị thể hiện quyền uy, hình tượng Rồng ở nước ta cho phép người dân sử dụng để trang trí, mang lại những giá trị nghệ thuật cao đẹp cho đời và thế hệ sau. 

Ý nghĩa của hình tượng rồng trong văn hóa người Việt

Từ ngàn xưa, hình ảnh Rồng thiêng đã tồn tại trong tâm thức dân tộc Việt với những khí chất uy nghiêm và oai dũng. Trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam nói chung cũng như yếu tố tâm linh thờ cúng nói riêng, hình tượng Rồng mang nhiều ý nghĩa rất đặc biệt và quan trọng.

Dưới đây là một số ý nghĩa đặc biệt của hình tượng Rồng ở nước ta:

Biểu tượng của quyền lực và uy quyền

Trong văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa, linh vật Rồng thường được biết đến là đại diện cho quyền lực và sự uy nghiêm. Trong tất cả mọi triều đại lịch sử nước Việt, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh Rồng đại diện cho vua chúa - người con của trời gánh vác sứ mệnh thiêng liêng, cao cả. Tất cả những điều liên quan đến thiên tử đều gắn với chữ Long. Ví dụ: Long bào (quần áo vua mặc), Long thể (sức khỏe của vua), Long nhan (diện mạo của vua), Long sàng (giường vua nằm),...

Tượng trưng cho sức mạnh tự nhiên

Rồng là một trong tứ đại linh vật linh thiêng nhất trời đất (Long, Lân, Quy, Phụng). Linh vật đứng đầu tứ linh là Rồng cũng được coi là biểu tượng của sức mạnh tự nhiên, thường được liên kết với các yếu tố tự nhiên như nước, mây, và gió. Trong những câu chuyện xa xưa, chúng ta vẫn thường nghe kể Rồng làm mưa để cứu dân khỏi hạn hán, giúp mùa màng tốt tươi hơn. Điều này thể hiện sự tôn kính của con người với mẹ thiên nhiên trong quan niệm văn hóa người Việt. 

Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

Mang ý nghĩa văn hóa - văn học sâu sắc

Rồng thường xuất hiện trong lĩnh vực văn học: câu truyện truyền thuyết, truyện cổ tích,... Đặc biệt, hình ảnh của linh vật này cũng xuất hiện rất nhiều và thường xuyên trong lĩnh vực tâm linh - phong thủy, tiêu biểu như ở các đền chùa, miếu mạo, hoa văn chạm khắc trên lư hương, đồ thờ cúng, quẻ kinh dịch,... Sở dĩ như thế bởi Rồng được xem là một biểu tượng mang lại may mắn, che chở, bảo vệ cho con người.

Nghệ thuật trang trí và kiến trúc

Bên cạnh yếu tố văn hóa tâm linh và văn học kể trên, hình ảnh Rồng cũng thường xuất hiện rất nhiều trong nghệ thuật trang trí và kiến trúc truyền thống của nước ta. Các mô hình rồng thường được sử dụng để trang trí đền, chùa, lăng mộ cũng như các công trình kiến trúc lịch sử. Từ ngàn xưa, người Việt đã quan niệm sử dụng hình ảnh Rồng để cầu mong may mắn đến, đồng thời cũng để nhằm mục đích xua đuổi tà ma, xui xẻo. 

Biểu tượng của sự may mắn và phú quý

Rồng - đại diện của tứ linh thuộc trời đất, được coi là một biểu tượng mang lại may mắn, phú quý và thịnh vượng. Người xưa có quan niệm rằng rồng là vua chúa, chỉ có thiên tử mới được sử dụng hình ảnh và màu sắc của rồng. Chính vì vậy, rồng trong quan niệm văn hóa cũng đại diện cho sự giàu sang, phú quý và cuộc sống ấm no, sung túc. Bên cạnh đó, người xưa cũng tin rằng sự hiện diện của rồng sẽ mang lại điều tốt lành và thịnh vượng cho bách tính.

Mối liên kết với lịch sử và truyền thuyết

Trong các truyền thuyết lịch sử và câu chuyện dân gian, Rồng là linh vật có sự liên quan đặc biệt đến sự hình thành và bảo vệ đất nước Việt Nam. Những điểm liên kết chặt chẽ này đã cùng tạo nên một hình tượng rồng độc đáo và cao quý trong văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của Rồng trong tiềm thức người Việt.

Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

Rồng Việt Nam qua các triều đại

Trải qua thời gian hàng nghìn năm, qua các triều đại phong kiến lịch sử, hình tượng Rồng thiêng đã phát triển với những hình ảnh khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là sự đại diện cho một dân tộc, một đất nước bất khuất, hiên ngang và hào hùng. 

Triều đại Hồng Bàng (thế kỷ XXII TCN - thế kỷ VI TCN)

Rồng thường xuất hiện trong các truyền thuyết và thần thoại về sự hình thành của nước Việt Nam. Theo truyền thuyết, Hùng Vương - người sáng lập triều Hồng Bàng - được cho là con cháu của rồng Lạc Long Quân và tiên nữ Âu Cơ. Hình ảnh rồng ở thời đại này thường có tính chất thần thoại và huyền bí. Đây cũng là thời điểm khởi nguồn của sự hình thành nên hình tượng linh vật Rồng.

Rồng thời nhà Lý

Tính đến thời điểm hiện tại, các công trình kiến trúc được khắc tạc với hình tượng Rồng thời Lý không còn nhiều. Chúng ta chỉ có thể bắt gặp tại một số di tích lịch sử được xây dựng từ thời đại này như chùa Phật Tích, chùa Long Đội, chùa Linh Xứng, chùa Dạm, chùa Quỳnh Lâm,... Bên cạnh đó, hình tượng Rồng thời Lý cũng còn tìm thấy với số lượng khá ít ở Hoàng Thành Thăng Long, cụ thể là trên các cổ vật gốm sứ còn sót lại từ thời kỳ lập đô. 

Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

Rồng thời Lý có đặc điểm nổi bật là phần thân tròn trịa, khá dài với những khúc uốn đều đẹp, trên mình không có vẩy. Phần đầu rồng hướng ngẩng lên trên, hàm miệng há to, thân mình vươn cao và kéo dài như vòi uốn, về cuối nhỏ dần lại. Đặc biệt, linh vật Rồng nhà Lý còn có chiếc răng nanh uốn cong dài, bao lấy viên châu ngọc quý hiếm. Thân Rồng có đốt ngắn như bụng rắn, uốn thành 5 khúc, gồm có 4 chân và mỗi chân 3 ngón trước, không có ngón sau. 

Xét về tổng thể, hình ảnh Rồng thời Lý mang đến cho người đối diện cảm giác nhẹ nhàng và vô cùng thanh thoát, nhưng không kém phần uy nghiêm, sang quý. Một số ý kiến cho rằng, cấu trúc tổng thể của hình tượng Rồng nhà Lý có hình dạng tương tự như một con rắn nên nó thường được gọi là “Long Xà”.

Rồng dưới triều Trần

Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

Hình tượng Rồng thiêng sang đến triều đại nhà Trần đã có nhiều sự biến đổi, khác biệt rõ rệt hơn và không còn mang tính lý tưởng hóa như thời trước. Đường uốn lượn của Rồng được thay đổi với tư thế tự do, hào sảng hơn. Bên cạnh đó, chi tiết cặp sừng và chi trước cũng được xuất hiện để tạo điểm nhấn mạnh mẽ cho linh vật. Chúng ta có thể cảm nhận được, Rồng nhà Trần có sự dứt khoát và phóng khoáng hơn nhiều, không cam chịu những quy luật khắt khe. 

Phần vảy trên lưng rồng được thể hiện riêng biệt có răng cưa nhọn hoặc tùy họa tiết sẽ chia làm hai tầng độc đáo. Một số chi tiết phức tạp ở phần đầu Rồng cũng được tối giản đi tạo sự gọn gàng. Rồng nhà Trần uốn 7 khúc với phần chân 5 móng, đầu có thêm sừng, mắt lồi ra bao quát bờ cõi nước nhà. Phần miệng há to, nhe răng nanh thể hiện sự mạnh mẽ, uy nghiêm có phần đe dọa. Ngoài ra, phần chân linh vật cũng có nét ngắn gọn hơn so với phiên bản của triều đại trước. 

Rồng thời đại nhà Lê

Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

Sau triều đại nhà Trần, linh vật Rồng thời Lê cũng thay đổi rõ ràng hơn nữa. Một con vật không nhất thiết phải uốn lượn theo khuôn phép, nó có thể bay bổng tự do hơn với nhiều tư thế khác nhau. Rồng triều Lê có phần đầu to và chiếc bờm khá lớn ngược hẳn ra sau, phần mũi to và thô hơn. Trên mép của rồng kéo dài nhưng được vuốt thẳng ra và bao quanh là hàng răng cưa sắc bén. 

Đặc biệt, hàm răng nanh của linh vật Rồng triều đại này kéo dài lên phía trên, uốn xoăn thừng phần gốc. Tiếp đến là phần lông rồng được kéo ra, chếch đuôi về đằng sau. Phía trên lông mày rồng có hai chạc sừng cuộn tròn lại ngay ngắn. Một chân trước của Rồng thường được bố trí đưa lên đỡ phần râu trước. Theo các ý kiến, Rồng triều đại nhà Lê thường có đặc điểm là sự uể oải, trùng hợp với thời điểm vua Lê bị chúa Trịnh đàn áp.

Rồng triều Nguyễn

Đến triều nhà Nguyễn, hình tượng Rồng lại được trở về với hình dáng uy phong và oai nghiêm vốn có. Các nghệ nhân thời đại này thể hiện thần thái của Rồng qua nhiều tư thế khác nhau, ví dụ như: rồng ẩn trong mây, song long chầu nhật nguyệt, rồng ngậm chữ thọ,... Khác với cách thể hiện Rồng triều Lý và Trần, Rồng nhà Nguyễn không dài, uốn mình với độ cong lớn hơn và tự do hơn. Phần đầu Rồng to ra với sừng chĩa ngược về sau. 

Tìm hiểu hình tượng rồng các thời kỳ nước Việt

Diện mạo rồng uy nghi hơn bao giờ hết với phần mắt to, mũi sư tử cũng như phần miệng há lộ răng nanh. Trên lưng Rồng, các vây được sắp xếp đều đẹp và có tia ngay ngắn. Hình ảnh Rồng được phân cấp khi sử dụng dưới triều Nguyễn: Rồng dùng cho vua sẽ có 5 móng thể hiện cho sự uy quyền tối thượng, Rồng dùng cho quan lại hoặc tầng lớp quý tộc là 4 móng và 3 móng, phần đuôi không có bờm lông,... 

Triều đại nhà Nguyễn kết thúc đồng nghĩa với việc sự phân chia các tầng lớp trong xã hội cũng bị loại bỏ. Chính vì thế mà người dân có thể thoải mái sử dụng hình ảnh linh vật Rồng trong các mục đích khác nhau như: chạm khắc hội họa/ đồ gốm sứ/ đồ đồng, các công trình kiến trúc/ nghệ thuật, vẽ họa tiết trang trí lên đồ thờ cúng/ lư hương,...

Ở mỗi giai đoạn và triều đại lịch sử khác nhau, hình tượng Rồng cũng sẽ có sự thay đổi, mang hình thức cũng như nét cá tính không giống nhau. Tuy nhiên, đối với dân tộc Việt Nam, Rồng vẫn là một biểu tượng thiêng liêng và đầy tự hào, không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh phong thủy,...

Printgo - đơn vị thiết kế và in ấn hộp quà tết linh vật Rồng ấn tượng 

Hình tượng Rồng thiêng đất Việt được thể hiện qua rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như văn hóa - nghệ thuật, tâm linh - phong thủy, khảo cổ học,... Đặc biệt, trong đời sống thường ngày, ta cũng luôn dễ dàng bắt gặp hình ảnh rồng, cụ thể như: lư hương, bình hoa, đồ thờ cúng, hoa văn trên mái đình chùa,... Hoặc ngay cả những vật phẩm mà ta dùng để làm quà biếu, quà tặng vào các dịp đặc biệt: hộp quà tết, lịch tết, tranh treo phong thủy, tượng để bàn phong thủy,...

Chào xuân mới Giáp Thìn 2024, Printgo sắp ra mắt đến quý khách hàng những mẫu ấn phẩm hộp quà tết mang đậm nét tinh xảo từ hình tượng rồng thiêng. Bên cạnh đó, các mẫu hộp này còn có sự đặc trưng của truyền thống và sự hân hoan của sắc màu không khí tết. Đến với Printgo - đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm in ấn và thiết kế hộp quà tết, chắc chắn quý khách hàng sẽ có được những trải nghiệm hài lòng, nhờ vào:

  • Đội ngũ tư vấn tận tình và chuyên nghiệp, sẵn sàng giải đáp 24/7.
  • Đội ngũ thiết kế sáng tạo và giàu năng lượng với nhiều ý tưởng độc đáo.
  • Mẫu mã sản phẩm vô cùng đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc.
  • Chi phí hợp lý, giá thành cạnh tranh, nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt.
  • Đặt hàng và thanh toán trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian khi mua hàng. 

Lời kết

Hình tượng rồng trong văn hóa Việt Nam là một phần quan trọng, thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc, cũng như tôn trọng sự kết nối sâu sắc giữa con người và thiên nhiên, quyền lực và tâm linh. Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin khác nhau về chủ đề Rồng các thời kỳ cũng như ý nghĩa của linh vật đứng đầu tứ linh này. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức thú vị về linh vật Rồng trong lịch sử văn hóa nước nhà.

Và các bạn cũng đừng quên ghé website của Printgo để tham khảo, chọn mua các mẫu hộp quà tết chủ đề Rồng, làm quà tặng gia đình và người thân chào xuân mới Giáp Thìn 2024 này nhé.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Printgo qua các kênh sau:

  • Hotline: 1900633313
  • CSKH: 0901.633.313
  • Email: sale@printgo.vn
  • Website: https://printgo.vn/

 

Tags: N/A

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

icon17/04/2024
icon975
Công ty Printgo xin trân trọng thông báo lịch nghỉ lễ Ngày Gải phóng miền Nam 30/04 và Ngày Quốc tế Lao Động 01/05 năm 2024 để Quý khách hàng và Đối tác có thể sắp xếp, lên kế hoạch cho công việc như sau:
icon01/06/2023
icon866
Bánh trung thu Tous Les Jours được nhiều khách hàng ưa chuộng. Vậy giá bánh trung thu Tous Les Jours 2023 bao nhiêu? Có những loại nào? Nếu bạn đang quan tâm đến những câu hỏi trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
icon11/04/2024
icon583
Printgo sẽ đưa bạn khám phá về các câu lệnh Chat GPT thông qua Ebook Hướng dẫn sử dụng ChatGPT Cơ bản về câu lệnh. Bạn sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để tạo ra các câu lệnh nhằm tối ưu hóa ChatGPT. Hãy cùng bắt đầu nhé!
icon12/04/2024
icon514
Phòng khách được coi là trái tim của không gian sống, phản ánh rõ nét về phong cách và cá tính của gia chủ. Hãy cùng Printgo bước chân vào thế giới này, khám phá sự hòa quyện giữa nghệ thuật và không gian thông qua tranh canvas phòng khách.
icon25/04/2022
icon976
Sheraton là một trong những khách sạn 5 sao danh cho khách hàng thượng lưu và được nhiều người ưa thích từ sản phẩm đến dịch vụ. Cùng đón xem mùa trăng 2024, khách sạn Sheraton đã cho ra mắt mẫu hộp bánh trung thu ấn tượng như thế nào
icon11/04/2024
icon993
khung tranh Canvas là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ tranh cũng như tạo điểm kết nối cho nội dung tranh và không gian. Hãy cùng Printgo khám phá thêm về khung tranh canvas nhé!
;