Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Tem nhãn hàng hoá chính là phương tiện để nhận biết được mặt hàng hoá đó, có thể thể hiện dưới bản viết, bản in hay hình vẽ… được in trực tiếp hay dán lên bao bì, và được sản xuất với nhiều loại chất liệu khác nhau. Tem nhãn không chỉ là cơ sở để người tiêu dùng dựa vào đó mà lựa chọn sản phẩm mà còn là công cụ để nhà nước quản lý.
Vì vậy, tem nhãn sản phẩm không thể được sản xuất một cách tuỳ tiện mà phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Để tránh cho việc sản xuất tem nhãn bị sai so với quy định, Printgo xin giới thiệu tới độc giả những thông tin mới nhất được cập nhật bổ sung theo Nghị định 111 tem nhãn hàng hoá.
Vào ngày 14/04/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định rõ các điều khoản về nhãn hàng hoá mà các công ty, tổ chức cần thực hiện. Theo đó, sẽ có đầy đủ về đối tượng áp dụng, đối tượng và hàng hoá được loại trừ, các nội dung cần thể hiện trên tem nhãn hàng hoá. Nội dung thể hiện trên tem nhãn hàng hoá cũng được quy định cụ thể về kích thước tem nhãn, kích thước của chữ và số trên nhãn, màu sắc của chữ, ký hiệu trên nhãn hàng hoá, các ngôn ngữ trình bày, cách ghi nhãn phụ và trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá thuộc tổ chức, đơn vị nào.
Và đến ngày 09/12/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.
Nghị định về tem nhãn hàng hoá số 111 có quy định rõ nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về ghi nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Các loại hàng hoá không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này
Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này
Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử.
Điều 12. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.
Điều 15. Xuất xứ hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.
Điều 16. Thành phần, thành phần định lượng
3. Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện như sau:
a) Đối với thực phẩm ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng
a1) Nếu thành phần là chất phụ gia ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);
a2) Trường hợp chất phụ gia là chất tạo ngọt, chất tạo màu ghi tên nhóm chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất hoặc mã số quốc tế INS (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.
a3) Trường hợp chất phụ gia là hương liệu ghi “hương liệu” kèm theo một hoặc một số các cụm từ sau đây để làm rõ nghĩa: "tự nhiên", "giống tự nhiên", “tổng hợp”; "nhân tạo".
a4) Đối với trường hợp mã số phụ gia của quốc gia trùng với mã số quốc tế (INS) thì có thể ghi mã số quốc gia thay cho mã số quốc tế (INS);
b) Đối với thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất.
Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hàng hóa có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành tiếp tục được lưu thông, sử dụng đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa.
4. Hàng hóa có nhãn đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa được tiếp tục lưu thông, sử dụng.
5. Nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã sản xuất, in ấn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng để sản xuất hàng hóa, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Xem thêm: In bao bì tem nhãn OCOP - chìa khoá mở ra thị trường xuất khẩu cho sản phẩm địa phương
1. Bãi bỏ khoản 2 Điều 8; điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
2. Bãi bỏ nội dung quy định: Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam” quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
3. Bãi bỏ Phụ lục I; Phụ lục IV; Phụ lục V tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và thay thế bằng Phụ lục I; Phụ lục IV; Phụ lục V Nghị định này.
Trên đây là một số điều chỉnh sửa, bổ sung của Nghị định 111 ten nhãn hàng hoá. Tuy chỉ là một phần rất nhỏ trên bao bì, nhưng lại có vai trò rất quan trọng, không chỉ bảo vệ người tiêu dùng, mà còn cho chính doanh nghiệp của bạn. Các điều khoản được quy định rất chặt chẽ để có thể kiểm soát, vì vậy khi lựa chọn in tem nhãn bạn nên chọn các đơn vị uy tín như Printgo, đã có nhiều kinh nghiệm và am hiểu kiến thức về pháp luật, những quy định cụ thể để có thể tư vấn cho doanh nghiệp một cách chính xác nhất, tránh các thiệt hại về kinh tế, cũng như vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, đội ngũ thiết kế sáng tạo của chúng tôi sẽ mang tới những mẫu in tem nhãn bắt mắt, mang dấu ấn thương hiệu giúp doanh nghiệp của bạn có thể truyền thông thương hiệu một cách tốt nhất.