Để chứa đựng tài liệu thông thường (A4 được coi là chuẩn), kẹp file thường có kích thước lớn hơn. In offset và in kỹ thuật số luôn được ưu tiên sử dụng. Kèm theo đó, để đảm bảo được cho tài liệu, tránh khỏi in trên nền bệt, bế gập vào gân bị vỡ thì nên cán màng bóng hoặc màng mờ hai mặt để đảm bảo được chất liệu đạt chuẩn. Bài viết sẽ cung cấp đến bạn kỹ thuật in và gia công kẹp file chuyên nghiệp.
In kỹ thuật số là kỹ thuật in sử dụng các tia laser chiếu qua các trống từ (một bộ phận đặc biệt của máy in), sau đó trống từ sẽ đi qua mực khô đã được đặt ở vị trí tương ứng. Lúc này mực in sẽ bám vào trống từ, sau đó trống từ tiếp tục lăn để in mực đã bám vào trên giấy. Cuối cùng, để mực in bám chắc vào giấy thì người ta sẽ sử dụng nhiệt độ cao xử lý trước khi hoàn thành
Máy in kỹ thuật số sẽ cho ra thành phẩm trong thời gian cực kỳ ngắn so với các kỹ thuật in khác.
Đối với các loại máy in kỹ thuật số thì chất lượng in tốt nhất là khi bạn sử dụng file thiết kế đơn giản, họa tiết không quá phức tạp, chất lượng hình ảnh tốt.
Đây là lựa chọn thích hợp để giúp tiết kiệm chi phí. In offset là kỹ thuật in sử dụng các tấm cao su (hay còn gọi là tấm offset) đã được lăn qua mực để in lên giấy. Các lớp mực sẽ chồng từng lớp để tạo thành màu mực hoàn chỉnh.
Chất lượng thành phẩm sau khi in cao, màu sắc sắc nét, đảm bảo độ sáng cho kẹp file, thông tin trên tờ rơi rõ ràng, nổi bật.
Gia công đặc biệt tạo sự đặc biệt cho chiếc kẹp tài liệu của bạn: Các kỹ thuật gia công khác như bế hình, ép nổi chữ, in nhũ tạo điểm nhấn cho chiếc kẹp file của bạn rất nhiều.
In kẹp file dập chìm/ dập nổi là một kỹ thuật in khá bắt mắt đã có từ lâu, được áp dụng khá phổ biến. Tuy không sử dụng quá nhiều màu sắc nhưng kỹ thuật in này sẽ giúp kẹp file của bạn tạo ấn tượng đặc biệt. Những hiệu ứng dập nổi và dập chìm thường được áp dụng trên hình biểu tượng và chữ.
Thông thường người ta sử dụng những loại giấy dai và dày để gia công kẹp file kỹ thuật này.
Kỹ thuật ép kim ra đời trước kỹ thuật in nhũ. Ép kim là một quy trình sử dụng nhiệt và lực ép lớp kim loại mỏng lên giấy hoặc da. Đối với kỹ thuật ép nhũ: đây là một kỹ thuật ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu in nhanh lấy gấp của khách hàng. Sử dụng loại mực nhũ, không cần làm khuôn và máy in mực nhũ.
Về chi phí thì cả hai đều ngang tầm nhau. In ép nhũ nhanh hơn in ép kim. Bù lại, ép kim có thể tạo một độ lún nhất định lên kẹp file. Chất lượng ép kim đẹp hơn so với ép nhũ. Hơn thế nữa, khi ép kim, kẹp file có độ lún nhất định trông chuyên nghiệp hơn.
Kỹ thuật cán màng là phương pháp phủ lên bề mặt một lớp polyme hoặc nilon. Cán màng sẽ giúp cho kẹp file bền màu, không bị phai, bám bẩn, đảm bảo tính hiện đại và thẩm mỹ cao. Tùy vào mong muốn cá nhân mà khách hàng có thể lựa chọn sử dụng in cán bóng hoặc in cán mờ.
In cán bóng: Là sau khi in, cán lên kẹp file loại màng có độ trơn bóng, bắt sáng tốt. In cán mờ: Là sau khi in, cán lên kẹp file loại màng có độ mịn ở bề mặt, trong suốt nhưng không phản chiếu ánh sáng.
Bài viết trên đã giúp bạn tổng hợp hai kỹ thuật in kẹp file thường được sử dụng là in offset và in kỹ thuật số. Với những ưu nhước điểm rõ ràng, hãy căn cứ vào mục đích và ngân sách hiện có để có chọn lựa phù hợp. Cùng với đó, những ký thuật gia công sau in sẽ quyết định rất lớn đến yếu tố khác biệt của kẹp file.
CẬP NHẬT TIN TỨC XU HƯỚNG THIẾT KẾ