Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

24/06/2020808

Nội dung bài viết: [ Hiện ]

RGB là một trong số nhiều hệ màu được sử dụng rộng rãi và phổ biến với nhiều ưu điểm nổi bật. Mỗi hệ màu có các chức năng riêng biệt, vì thế để áp dụng đúng hệ màu cho từng mục đích, chúng ta cần phân biệt rõ về hệ màu này. Hãy cùng Printgo tìm hiểu hệ màu RGB là gì và những điều bạn cần biết về hệ màu này giúp việc sử dụng chúng trở nên hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.

 

Khái niệm hệ màu RGB là gì?

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

RGB là hệ màu kết hợp từ 3 màu chính, được viết tắt là:

  • R: Red (màu đỏ)
  • G: Green (màu xanh lá cây)
  • B: (blue (màu xanh lam)

Đây là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung.

Phân Biệt sự khác nhau của hệ màu RBG và CMYK

Hệ màu RGB

  • Nguyên lý hoạt động: RGB là hệ màu *cộng*, nghĩa là màu sắc được tạo ra bằng cách kết hợp ánh sáng của ba màu cơ bản này theo tỷ lệ khác nhau. Khi tất cả các màu được kết hợp ở cường độ tối đa, sẽ tạo ra màu trắng.

  • Ứng dụng: Hệ màu RGB chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị phát sáng như màn hình máy tính, TV, máy chiếu và các thiết bị điện tử khác. Vì RGB dựa trên ánh sáng nên phù hợp cho các ứng dụng liên quan đến kỹ thuật số.

  • Phạm vi màu: RGB có phạm vi màu rộng hơn, đặc biệt là trong các gam màu sáng, giúp hiển thị hình ảnh sống động trên các thiết bị điện tử.

Hệ màu CMYK

  • Nguyên lý hoạt động: CMYK là hệ màu *trừ*, nghĩa là màu sắc được tạo ra bằng cách hấp thụ ánh sáng. Khi in, màu mực được chồng lên giấy trắng, và các màu cơ bản hấp thụ một phần ánh sáng, để lại màu sắc mong muốn. Khi tất cả các màu được kết hợp ở cường độ tối đa, sẽ tạo ra màu gần như đen.

  • Ứng dụng: Hệ màu CMYK chủ yếu được sử dụng trong in ấn, chẳng hạn như in báo, tạp chí, sách, và bao bì. Vì CMYK dựa trên việc hấp thụ ánh sáng nên nó phù hợp cho các sản phẩm in ấn, nơi màu sắc phải được tái tạo trên giấy hoặc các vật liệu khác.

  • Phạm vi màu: CMYK có phạm vi màu hẹp hơn so với RGB, đặc biệt là trong các gam màu sáng. Do đó, màu sắc trên bản in thường không rực rỡ như trên màn hình.

Tóm lại, RGB được sử dụng cho các ứng dụng kỹ thuật số, trong khi CMYK được sử dụng cho in ấn. Khi chuyển từ RGB sang CMYK, màu sắc có thể bị thay đổi và giảm độ sáng, vì vậy cần cẩn thận khi thiết kế đồ họa để đảm bảo màu sắc được tái tạo chính xác khi in.

Đặc điểm của hệ màu RGB 

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Hệ màu RGB được ra đời từ những năm 1953, được sử dụng để làm tiêu chuẩn cho tivi màu cũng như các màn hình Internet. Hệ màu RGB có đặc điểm nổi bật đó là phát xạ ánh sáng, hay còn có tên gọi khác đó là mô hình ánh sáng bổ sung. Hiểu một cách đơn giản thì khi 3 màu Red (Đỏ), Green (Xanh lá) và Blue (Xanh dương) hòa trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo thành màu trắng (màu sáng hơn màu gốc).

Hệ màu RGB hoạt động bằng cách phát các điểm sáng màu khác nhau để tạo thành hình ảnh, màu sắc trên nền đen như nền tivi, máy tính, máy ảnh,... 

Các file thiết kế cũng như hình ảnh sử dụng màu RGB cũng như ánh sáng trắng sẽ hiển thị đẹp hơn, chân thực và sắc nét hơn. Còn nếu sử dụng các hệ màu khác sẽ sai lệch khá lớn.

Cách chuyển hệ màu RGB sang CMYK trong Adobe Photoshop

Bước 1: Mở file ảnh bạn muốn chuyển sang màu CMYK sau đó vào menu Image chọn Duplicate để nhân bản thêm một file ảnh khác.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Bước 2: Ở cửa sổ hiện ra chọn OK
Lúc này sẽ hiển thị một file nhân bản khác, bạn sẽ thực hiện các thao tác tiếp theo trên file nhân bản đó.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Bước 3: Trên thanh công cụ chọn Edit và chọn Convert to Profile

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Bước 4: Ở hộp thoại hiện ra, trong mục Destination Space phần Profile chọn Custom CMYK

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Bước 5: Ở hộp thoại hiện ra nhấn OK.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Bước 6: Ở hộp thoại Custom CMYK, bạn đặt các tùy chỉnh thông số như sau:

  • Ink Colors: Chọn Toyo Inks (Coasted Web Offset)

  • Dot Gain: Chọn Standard 10%

  • Black Ink Limit: Chọn 10%

Sau khi thiết lập xong nhấn OK.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Bước 7: Nhấn OK lần nữa ở hộp thoại Convert to Profile để hoàn tất.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Cách chuyển hệ màu RGB sang CMYK trong Adobe Illustrastor

Bước 1: Mở file ảnh bạn muốn chuyển sang màu CMYK, từ thanh menu chọn File > chọn Document Color Mode và chọn hệ màu CMYK.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Bước 2: File ảnh của bạn đã được chuyển sang hệ màu CMYK.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Xem thêm: Tổng hợp bảng màu sắc chuẩn và đầy đủ của các mã HTML, CSS, RGB, CMYK cho thiết kế

Ưu điểm của hệ màu RGB

Màu sắc đa dạng, phong phú

Dải màu của hệ màu RGB rộng hơn CMYK rất nhiều, đặc biệt là các sắc màu nằm trong huỳnh quang sáng Chính vì thế, khi sử dụng hệ màu này thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong thiết kế. 

Màu sắc rực rỡ, rõ nét hơn

Khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led mà sử dụng hệ màu RGB thì sẽ đem đến trải nghiệm màu sắc phong phú và chân thực hơn. 

Ứng dụng của hệ màu RGB trong cuộc sống

Hệ màu RGB có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ và thiết kế kỹ thuật số. Dưới đây là các ứng dụng cụ thể của hệ màu RGB:

Công nghệ LED đa sắc RGB

  • Ứng dụng: Công nghệ LED đa sắc RGB sử dụng các bóng đèn LED có thể phát ra ba màu cơ bản (đỏ, xanh lá, xanh dương). Khi kết hợp các mức độ sáng khác nhau của ba màu này, có thể tạo ra hàng triệu màu sắc khác nhau.

  • Lợi ích: Công nghệ này cho phép tạo ra hiệu ứng ánh sáng đa dạng và linh hoạt, được ứng dụng rộng rãi trong chiếu sáng sân khấu, bảng hiệu quảng cáo, đèn trang trí, và các hệ thống chiếu sáng thông minh.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Công nghiệp điện tử

  • Ứng dụng: Hệ màu RGB được sử dụng trong các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, TV, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số và nhiều thiết bị hiển thị khác.

  • Lợi ích: Với khả năng tái tạo màu sắc chính xác và sống động, RGB giúp cải thiện chất lượng hình ảnh và video, mang lại trải nghiệm hình ảnh tối ưu cho người dùng. Đặc biệt, trong lĩnh vực đồ họa và chỉnh sửa ảnh, RGB cho phép hiển thị màu sắc một cách chân thực nhất.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Màn hình LED

  • Ứng dụng: Màn hình LED sử dụng hệ màu RGB để tạo ra hình ảnh và video với màu sắc sống động. Các điểm ảnh trên màn hình được tạo thành từ các nhóm đèn LED nhỏ, mỗi nhóm bao gồm một đèn đỏ, một đèn xanh lá, và một đèn xanh dương. 

  • Lợi ích: Màn hình LED RGB có độ sáng cao, độ tương phản tốt và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các công nghệ màn hình khác. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử cá nhân, biển quảng cáo, và hệ thống hiển thị thông tin.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Màu sắc cho thiết kế website

  • Ứng dụng: Trong thiết kế website, hệ màu RGB được sử dụng để xác định màu sắc của các thành phần trên trang web, bao gồm nền, văn bản, hình ảnh và các yếu tố giao diện khác. Màu sắc được xác định bằng các giá trị RGB, cho phép tạo ra các giao diện web tương tác và thu hút người dùng.

  • Lợi ích: RGB cho phép các nhà thiết kế website tạo ra màu sắc chính xác theo ý muốn, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các thiết bị kỹ thuật số. Sự đa dạng màu sắc của RGB giúp các trang web trở nên hấp dẫn và phù hợp với nhận diện thương hiệu.

Hệ màu RGB là gì? Những điều cần biết về hệ màu RGB

Hệ màu RGB, với khả năng tái tạo màu sắc phong phú và chính xác, đã trở thành một phần không thể thiếu trong công nghệ và thiết kế, nâng cao chất lượng hình ảnh và trải nghiệm người dùng trong nhiều lĩnh vực.

Xem thêm: Hệ màu CMYK là gì? Hệ màu CMYK trong in ấn

Tóm lại, hệ màu RGB là hệ màu vô cùng quan trọng cũng như được ứng dụng rộng rãi trong in ấn phù hợp với nhiều lĩnh vực. Trước khi bắt tay vào thiết kế, các bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng của mình là sử dụng trên internet hay để in ấn để lựa chọn được hệ màu phù hợp nhé.

Nếu bạn mong muốn sở hữu những sản phẩm ấn tượng, đầy màu sắc riêng, hãy đến ngay với Printgo. Tại Printgo - đơn vị chuyên in ấn các loại hộp giấy, túi giấy, danh thiếp, catalogue,... uy tín hàng đầu hiện nay, chúng tôi sở hữu một kho thư viện với đa dạng các mẫu mã hộp giấy couche và nhiều chất liệu chất lượng khác, phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm được sản xuất chỉn chu, kỹ lượng trong từng công đoạn từ việc lên ý tưởng, thiết kế đến sản xuất, thành phẩm nhằm đáp ứng những yêu cầu dù là khắt khe nhất. Không chỉ đầu tư vào hệ thống sản xuất với máy móc hiện đại, Printgo còn đầu tư vào đào tạo nhân sự, tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết, tận tâm, mang đến trải nghiệm dịch vụ in ấn chất lượng hàng đầu cho mỗi khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo các phương thức sau:

  • Hotline: 1900.633.313
  • CSKH: 0901.633.313
  • Email: sale@printgo.vn
  • Website: https://printgo.vn/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

icon
icon19/04/2023
icon139
In lưới là gì? Quy trình, ứng dụng của công nghệ in lưới
In lưới là một trong những kỹ thuật in được ứng dụng khá phổ biến trong in ấn. Vậy in lưới là gì? quy trình in lưới như thế nào. Cùng Printgo tìm hiểu các vấn đề liên quan về công nghệ in lưới qua bài viết dưới đây nhé.
icon
icon18/04/2023
icon670
Giấy sóng là gì? Phân loại giấy sóng và ứng dụng thực tế
Giấy sóng là một trong những loại giấy được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn và trong đời sống hàng ngày. Vậy giấy sóng là gì? Bài viết dưới đây Printgo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng như những vấn đề liên quan khác từ loại giấy này.
icon
icon20/02/2023
icon438
Khuôn bế là gì? Quy trình tạo thành khuôn bế bằng thủ công
Khuôn bế là gì? Sản phẩm này giúp tạo hình cho các hộp giấy hiện nay. Thông qua khuôn bế các sản phẩm được đảm bảo có sự giống nhau về hình dạng và kích thước.
icon
icon20/02/2023
icon769
Tìm hiểu 11 bước cơ bản trong quy trình in hộp cứng tại xưởng in
Hộp cứng, hộp giấy được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau của đời sống thường ngày. Với các doanh nghiệp kinh doanh, in hộp cứng là hoạt động gần như không thể thiếu.
icon
icon20/02/2023
icon272
Cán màng nhiệt là gì? Ưu điểm của cán màng nhiệt trong in ấn bao bì
Cán màng nhiệt là kỹ thuật in ấn được sử dụng rất linh hoạt. Bởi kỹ thuật này giúp đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao.
icon
icon31/01/2023
icon799
Bản kẽm in offset là gì? Những điều cần biết về bản kẽm
Bản kẽm trong in offset được biết đến là một tấm kẽm đặc biệt thường sử dụng khi in - là một dạng khuôn in được tích hợp vào máy in offset bao bì giấy. Thông tin chi tiết về bản kẽm in offset sẽ được Printgo cung cấp trong bài viết dưới đây.