Tìm hiểu về độ phân giải DPI và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn

26/06/2020927

Nội dung bài viết: [ Hiện ]

Với những người mới bắt đầu công việc thiết kế và in ấn, cần phải hiểu rõ về thuật ngữ DPI. Để có thể áp dụng chính xác chúng vào trong từng công việc cụ thể. Dưới đây là bài viết chia sẻ cho bạn chi tiết tất tần tật về thuật ngữ DPI và ý nghĩa ứng dụng của nó trong thiết kế in ấn.

Thuật ngữ DPI và PPI

Trước khi tìm hiểu về vai trò và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn. Bạn cần phải biết và nắm chắc khái niệm độ phân giải DPI là gì. DPI hay còn gọi là Dot Per Inch là số lượng điểm chấm trong 1inch bề mặt được in. Và chúng là đơn vị đo lường trong nghành in ấn. Từ đó ta có thể thấy nếu chỉ số DPI càng lớn thì lượng mực phủ lên một diện tích bề mặt càng nhiều.

Chúng ta thường nhầm lẫn DPI và PPI. PPI viết tắt của Pixels Per Inch, như tên gọi của nó cũng đã thể hiện được sự khác nhau với DPI. PPI là số lượng điểm ảnh( Pixels) trên 1inch vuông. Khác với DPI thường sử dụng trong thiết kế và in ấn, còn PPI thường xuất hiện trong lĩnh vực kỹ thuật số như màn hình điện thoại, máy tính, tivi,..

Tìm hiểu về độ phân giải DPI và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn

Ý nghĩa và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn

DPI có vai trò ý nghĩa rất lớn trong thiết kế và in ấn. Trên thực tế khi chúng ta in một tấm hình, máy in sẽ tự động in ra các chấm nhỏ, giữa các dấu chấm nhỏ là khoảng cách. Tùy thuộc vào chất lượng máy in và nhu cầu của người dùng mà mật độ và khoảng cách in sẽ là khác nhau. Chẳng hạn như nếu bạn muốn in một bức ảnh với kích thước lớn, thì hãy chọn ảnh có chỉ số DPI càng lớn càng tốt. Bởi DPI càng lớn thì sẽ cho ra chất lượng bức ảnh càng cao, thể hiện được sự rõ ràng và sắc nét. Và nếu bạn chỉ muốn in một văn bản thông thường thì không cần phải quan tâm quá nhiều vào DPI.

Tìm hiểu về độ phân giải DPI và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn

Tham khảo thêm: Pixel là gì? Ý nghĩa của pixel trong thiết kế và in ấn

Lưu ý về độ phân giải DPI

  • Độ phân giải DPI không quyết định 100% độ sắc nét hình ảnh. Điều này còn phụ thuộc vào chất lượng máy in hoạt động.
  • DPI càng lơn thì chất lượng sản phẩm in ra càng cao và sắc nét.
  • Với những màn hình có DPI khác nhau sẽ có cách hiển thị hình ảnh khác nhau. Do đó, cần phải thiết kế theo tiêu chuẩn chung màn hình. Để hình ảnh có thể hiển thị tốt trên nhiều máy.

Độ phân giải màn hình là gì?

Chúng ta dường như đã nghe quá quen những câu nói như độ phân giải màn hình HD, Full HD, 2K, 4K hay 8K. Vậy bạn có biết độ phân giải là gì? Hiểu một cách đơn giản, thì độ phân giải là một chỉ số đo lường số lượng các điểm ảnh hiển thị trên một khung màn hình nhất định nào đó. Các điểm ảnh này được sắp xếp theo nhiều hàng và nhiều cột khác nhau. Độ phân giải sẽ được thể hiện bằng cách nhân số hàng và số cột hiển thị. Ví dụ: độ phân giải HD là 1280x720 pixels, độ phân giải 4K là 3840x2160pixels.

Tìm hiểu về độ phân giải DPI và ứng dụng của DPI trong thiết kế và in ấn

Những điều cần biết về độ phân giải màn hình

Lưu ý rằng không phải màn hình có độ phân giải càng cao thì chất lượng hình ảnh hiển thị trở nên sắc nét và chi tiết. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như công nghệ hình ảnh được tích hợp, kích thước màn hình hay kích thước của điểm ảnh,…

 Chúng ta có thể hiểu rõ hơn với ví dụ sau đây. Giả sử cùng một hình ảnh có độ phân giải như nhau được hiển thị trên hai kích thước màn hình khác nhau là 49 inch và 75 inch. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, hình ảnh hiển thị trên 75 inch sẽ có chất lượng hình ảnh kém sắc nét hơn hình ảnh hiển thị trên màn hình 49 inch. Bởi lẽ khi hình ảnh được phóng to trên màn hình 75 inch, hình ảnh hiển thị sẽ được giả lập 1 điểm ảnh to hơn nhiều lần so với trên màn hình 49 inch. Điểm ảnh sẽ trông mờ hơn và dẫn đến chất lượng hình ảnh sẽ kém đi.

Tóm lại, việc hiểu rõ về DPI, PPI cùng những kích thước của chúng là điều rất quan trọng. Bởi trong công việc thiết kế và in ấn khi bạn muốn in ra các ấn phẩm đẹp, hoàn hảo bạn cần phải xác định và đưa ra những thông tin, con số chính xác về kích thước để việc in ấn trở nên thích hợp với từng ấn phẩm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin và giúp bạn có thể áp dụng linh hoạt trong công việc của bạn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

icon
icon19/04/2023
icon139
In lưới là gì? Quy trình, ứng dụng của công nghệ in lưới
In lưới là một trong những kỹ thuật in được ứng dụng khá phổ biến trong in ấn. Vậy in lưới là gì? quy trình in lưới như thế nào. Cùng Printgo tìm hiểu các vấn đề liên quan về công nghệ in lưới qua bài viết dưới đây nhé.
icon
icon18/04/2023
icon670
Giấy sóng là gì? Phân loại giấy sóng và ứng dụng thực tế
Giấy sóng là một trong những loại giấy được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn và trong đời sống hàng ngày. Vậy giấy sóng là gì? Bài viết dưới đây Printgo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng như những vấn đề liên quan khác từ loại giấy này.
icon
icon20/02/2023
icon438
Khuôn bế là gì? Quy trình tạo thành khuôn bế bằng thủ công
Khuôn bế là gì? Sản phẩm này giúp tạo hình cho các hộp giấy hiện nay. Thông qua khuôn bế các sản phẩm được đảm bảo có sự giống nhau về hình dạng và kích thước.
icon
icon20/02/2023
icon769
Tìm hiểu 11 bước cơ bản trong quy trình in hộp cứng tại xưởng in
Hộp cứng, hộp giấy được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau của đời sống thường ngày. Với các doanh nghiệp kinh doanh, in hộp cứng là hoạt động gần như không thể thiếu.
icon
icon20/02/2023
icon272
Cán màng nhiệt là gì? Ưu điểm của cán màng nhiệt trong in ấn bao bì
Cán màng nhiệt là kỹ thuật in ấn được sử dụng rất linh hoạt. Bởi kỹ thuật này giúp đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao.
icon
icon31/01/2023
icon799
Bản kẽm in offset là gì? Những điều cần biết về bản kẽm
Bản kẽm trong in offset được biết đến là một tấm kẽm đặc biệt thường sử dụng khi in - là một dạng khuôn in được tích hợp vào máy in offset bao bì giấy. Thông tin chi tiết về bản kẽm in offset sẽ được Printgo cung cấp trong bài viết dưới đây.