Cập nhật những công nghệ gia công mới trong in ấn cùng Printgo
10/10/2024753
Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Gia công in ấn là quy trình tiếp nối sau khi thực hiện in ấn xong. Trước đó, khâu in ấn giúp tạo ra phần hình ảnh và chữ được thiết kế có thể trên bề mặt giấy hoặc chất liệu khác nhờ các bước trong quy trình in. Công đoạn gia công được thực hiện với số lượng lớn, là phần vô cùng quan trọng để hoàn thiện sản phẩm in ấn. Trong bài viết này, Printgo xin giới thiệu đến quý khách những công nghệ gia công mới trong in ấn sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh và trở thành xu thế được nhiều khách hàng lựa chọn trong thời gian tới.
Vai trò của gia công trong in ấn
Nâng cao tính thẩm mỹ:
Tạo hiệu ứng đặc biệt: Các kỹ thuật gia công như dập nổi, dập chìm, ép kim, UV giúp tạo ra những hiệu ứng đặc biệt, làm nổi bật logo, hình ảnh, chữ viết, tăng tính sang trọng và thu hút cho sản phẩm.
Bảo vệ bề mặt: Cán màng giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi trầy xước, ẩm ướt, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Tăng độ bền màu: Các lớp phủ bảo vệ giúp màu sắc in ấn trở nên bền màu hơn, không bị phai nhạt theo thời gian.
Tăng độ bền cho sản phẩm:
Cải thiện độ cứng: Các kỹ thuật như cán cứng, bế hộp giúp sản phẩm trở nên cứng cáp, bền chắc hơn.
Chống ẩm, chống nước: Cán màng giúp sản phẩm chống ẩm, chống nước, thích hợp sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
Hoàn thiện sản phẩm:
Cắt, bế: Các công đoạn cắt, bế giúp tạo hình cho sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
Gấp, dán: Các công đoạn gấp, dán giúp tạo ra các sản phẩm có cấu trúc phức tạp như hộp giấy, catalogue, sách...
Đục lỗ, xỏ dây: Tạo điều kiện để đóng sách, treo hoặc gắn thêm các phụ kiện khác.
Đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng:
Đa dạng các kỹ thuật: Có rất nhiều kỹ thuật gia công khác nhau, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, từ đơn giản đến phức tạp.
Tùy chỉnh theo yêu cầu: Các kỹ thuật gia công có thể được tùy chỉnh để tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng.
Một số hình thức gia công trong in ấn đang được sử dụng
Cắt xén thành phẩm: Đây là công đoạn đầu tiên sau khi in mà bất cứ sản phẩm in ấn nào cũng phải trải qua. Nhờ vậy mà sản phẩm có được đúng kích thước như thiết kế ban đầu. Và nhờ vậy mà có thể tách nhiều sản phẩm trên một tờ in theo mẫu mà khách hàng đã yêu cầu trước đó. Cũng chính vì có công đoạn này mà yêu cầu đối với một file thiết kế hoàn chỉnh để đưa đi in cần đảm bảo khoảng cách, phần thừa để gia công cắt xén phù hợp, tránh trường hợp bị xén vào nội dung thiết kế. Thường khoảng cách này sẽ vào khoảng 3-5mm, máy cắt được sử dụng có thể là 1 mặt hoặc 3 mặt, tuỳ sản phẩm in ấn.
Cán phủ màng: Hiện nay, hầu hết các sản phẩm in ấn đều được lựa chọn công đoạn gia công cán phủ thêm một lớp màng nhựa (PE hoặc PP). Nhờ vậy có thể đảm bảo hình ảnh in ấn, màu sắc lên giống thiết kế, bên cạnh đó còn bảo vệ được sản phẩm tránh bị trầy xước, chống ẩm tốt đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ẩm như nước ta. Có 2 loại phương pháp cán màng đó là: cán bóng và cán mờ. Tùy theo nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của sản phẩm in ấn mà lựa chọn theo phương pháp cán màng nào cho phù hợp.
Lăn vân thành phẩm: Đây là phương pháp gia công giúp sản phẩm in ấn có được các hoa văn trên bề mặt, bằng máy lăn vân. Tờ in sẽ được đi qua máy với bộ phận chính là 2 trục kim loại và một trục có tạo nên, lực ép khiến chúng biến dạng và tạo ra hoa văn trang trí. Các sản phẩm bao bì hiện nay được lựa chọn sử dụng phương pháp này khá nhiều, đặc biệt với các sản phẩm bao bì cao cấp.
Tráng phủ bề mặt thành phẩm: Dây là công đoạn tạo phủ lên tờ giấy in một lớp hoá chất tạo độ bóng. Hiện nay có 2 dạng tráng phủ là: phủ lắc và phủ UV, do ưu điểm nổi bật mà phủ UV được ưu tiên lựa chọn. Sản phẩm sau khi phù có thể tạo ra nhiều hiệu ứng bắt mắt như: bóng, nổi, bề mặt cát…
Ép kim: Phương pháp gia công này không còn xa lạ với các sản phẩm in ấn. Người ta sẽ tạo ra một lớp kim loại óng ánh trên bề mặt sản phẩm, có màu sắc đẹp, sắc nét, không bị lem nhem và bắt mắt. Đặc biệt, ép kim sẽ bền vững với thời gian sản phẩm có được thẩm mỹ cao. Tùy thuộc vào thiết kế sản phẩm mà khách hàng có thể lựa chọn màu sắc ép kim phù hợp, màu sắc ép nhũ rất phong phú như cam, vàng, đỏ, bạc, tím…
Bế gân, cắt khuôn, bế răng cưa: Với một số sản phẩm thiết kế phức tạp, không thể sử dụng máy để cắt mà phải dùng phương pháp cấn bế. Phương pháp này không chỉ mang đến vẻ ngoài độc đáo mà tạo cảm giác chắc chắn với những đường vân nổi. Không khó để bắt gặp bế gân trên các sản phẩm in ấn hiện nay: hộp đựng, túi giấy, sách, voucher…
Đánh số nhảy: Phương pháp này được sử dụng phổ biến với các loại sản phẩm in ấn như biên lai, hoá đơn… bởi số lượng số lớn.
Dập chìm, dập nổi: Phương pháp in dập chìm, dập nổi tạo ra hình ảnh nổi hay chìm trên bề mặt sản phẩm thông qua hệ thống khuôn rập. Khi người dùng sờ vào bề mặt in có cảm giác chân thực nhất, thường được sử dụng để in hộp giấy.
Gấp, dán thành phẩm: là công đoạn cần thiết với các sản phẩm hộp giấy, sách báo, catalogue… Trước hết cần tạo vạch gấp để có thể thực hiện gấp thủ công bằng tay được dễ hơn và chuẩn xác. Đối với đơn hàng số lượng lớn thì công đoạn này cần sử dụng đến máy gấp dán chuyên dụng hỗ trợ, như vậy mới đảm bảo được thời gian, tiến độ sản xuất.
Những công nghệ mới trong gia công in ấn
Hiện nay, trong công đoạn gia công sau in chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng 2 công nghệ mới được sử dụng để phục vụ cho mùa tết sắp tới:
Công nghệ gia công chiết quang
Gia công chiết quang là quá trình sử dụng các vật liệu có khả năng khúc xạ ánh sáng một cách đặc biệt để tạo ra hiệu ứng quang học hấp dẫn. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách phủ một lớp màng mỏng chứa các hạt chiết quang lên bề mặt sản phẩm. Khi ánh sáng chiếu vào, các hạt này sẽ tán xạ ánh sáng theo nhiều góc độ khác nhau, tạo ra hiệu ứng lấp lánh.
Ưu điểm của gia công chiết quang
Tăng tính thẩm mỹ: Hiệu ứng bắt mắt giúp sản phẩm trở nên nổi bật và thu hút hơn.
Bảo vệ bề mặt: Lớp màng chiết quang còn có tác dụng bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi trầy xước, mài mòn và các tác động từ môi trường.
Tăng độ bền màu: Giúp màu sắc in ấn trở nên bền màu hơn, không bị phai nhạt theo thời gian.
Đa dạng ứng dụng: Có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, kim loại, giấy...
Vai trò của gia công chiết quang
Nâng cao giá trị sản phẩm: Sản phẩm được gia công chiết quang thường có giá trị cao hơn so với sản phẩm thông thường.
Khẳng định thương hiệu: Hiệu ứng độc đáo và bắt mắt giúp sản phẩm trở nên khác biệt và dễ nhận biết.
Tăng tính cạnh tranh: Giúp sản phẩm nổi bật giữa thị trường và thu hút khách hàng.
Một số hình ảnh sản phẩm sử dụng công nghệ gia công chiết quang:
Gia công chiết quang là một công nghệ hiện đại, giúp nâng cao giá trị và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Với những ưu điểm vượt trội, gia công chiết quang đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt trong mùa tết năm nay, khi sử dụng công nghệ gia công chiết quang vào sản xuất lịch tết, cuốn lịch sẽ thật sự ấn tượng, khác với những sản phẩm lịch truyền thống được sản xuất trước đó, tạo ấn tượng và thu hút người xem. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp gia công này đòi hỏi mất nhiều thời gian, đồng thời đơn vị sản xuất phải có công nghệ cao và thiết bị chuyên dụng, hiện nay tại Việt Nam chỉ có một số xưởng in làm được.
Công nghệ gia công ép kim với nhũ lạnh
Thông thường phương pháp gia công sau in ép nhũ và cụ thể là ép nhũ nóng thường khá thông dụng mang lại hiệu quả, bởi ánh kim của lớp nhũ nóng cho hiệu ứng lấp lánh mà không loại mực nhũ nào có thể cho ra được. Tuy nhiên nó lại có một nhược điểm, đó là vì sử dụng nhiệt nên có một số vật liệu có tính chịu nhiệt kém, hoặc với một số sản phẩm có nhu cầu phủ nhũ lên một diện tích lớn. Vì vậy, phương pháp ép nhũ lạnh ra đời để giải quyết trường hợp khó này.
Ép nhũ lạnh cũng sử dụng nguyên liệu là màng nhũ, nhưng cấu tạo khác với màng nhũ của phương pháp ép nhũ nóng.
1: Lớp Polyester (Lapcan): 10-25 micron.
2: Lớp đệm (sẽ bị chảy và tách ra dưới tác động của tia UV): 0.1-0.5 micron.
3: Lớp lắc tạo màu cho màng nhũ: 1-3 micron.
4: Lớp Nhôm mỏng (tạo ánh kim): khoảng 0.05 micron.
5: Lớp keo dính.
Một số ưu điểm nổi bật của ép nhũ lạnh:
Không đòi hỏi phải có một thiết bị riêng có thể sử dụng chính một đơn vị in của máy in để in keo UV.
Quá trình tạo bản (để in UV) dễ thực hiện và rẻ hơn việc làm bản klische ép nhũ nóng.
Định vị khi ép chính xác và dễ dàng hơn
Có thể ép được trên các vật liệu mỏng, vật liệu không có khả năng chịu nhiệt (màng, decal nhựa....).
Một số nhũ lạnh có độ trong suốt tương đối nên có thể nhìn thấy một phần hình ảnh bên dưới lớp nhũ tạo ra hiệu ứng khác lạ.
Có thể ép nhũ có tram mịn hơn so với ép nóng.
Có thể ép được các mảng có diện tích lớn.
Tốc độ ép cao 60-120m/phút.
Nhược điểm duy nhất của ép nhũ lạnh là khả năng bị lem cao do tính dễ tách dính ra khỏi đế hơn so với nhũ nóng. Đặc biệt đây là công nghệ gia công còn mới đối với rất nhiều nhà in ở Việt Nam hiện nay, khi thực hiện cần triển khai với các đơn hàng lớn, nếu nhà in chỉ chuyên in offset sẽ không thể triển khai. Gia công ép nhũ lạnh là phương pháp gia công không thể thay thế với nhiều loại ấn phẩm đang ngày càng chiếm tỉ lệ cao như: tem decal cuộn (sử dụng in flexo), bao bì sản phẩm…, vì vậy khi lựa chọn ép nhũ lạnh cần lựa chọn xưởng in có kinh nghiệm như Printgo để hạn chế nhược điểm này.
Một số hình ảnh sản phẩm sử dụng gia công ép nhũ lạnh:
Là một đơn vị thiết kế và in ấn, Printgo luôn không ngừng học hỏi thị trường để cập nhật những xu hướng cũng như công nghệ mới nhất trong ngành, để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt hơn. Nếu quý khách muốn được giải đáp chi tiết hơn về 2 phương pháp gia công in ấn mới này hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Nếu quý khách hàng có thắc mắc gì hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Khay đựng thường được tùy chỉnh kích thước và kiểu dáng để phù hợp với từng loại tổ yến, giúp giữ trọn vẹn hình dáng đặc trưng của sản phẩm. Bài viết sau đây, Printgo xin giới thiệu các khay/khuôn đựng sản phẩm yến phổ biến nhất.
Căn cứ vào tình hình sản xuất, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và kịp tiến độ giao hàng đến cho quý khách trước kỳ nghỉ tết Nguyên Đán, Printgo xin thông báo thời gian ngừng nhận sản xuất một số sản phẩm trước tết Nguyên Đán
Lịch để bàn đế gỗ và lịch để bàn đế mica là hai loại lịch đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy giữa hai lựa chọn này, đâu sẽ là sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn? Hãy cùng Printgo tìm hiểu và so sánh chi tiết!
Bộ quà Tết "Tết sung túc" với sự hợp tác giữa Printgo và Gifgo chính là một gợi ý hoàn hảo cho doanh nghiệp, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm bất ngờ và thú vị cho người nhận.
Board game không chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí, mà còn là phương tiện tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ xã hội. Hãy cùng chúng tôi khám phá khái niệm về board game và dịch vụ in board game chất lượng mà Printgo cung cấp trong bài viết sau đây.
Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và việc lựa chọn những món quà Tết để gửi tặng khách hàng trở thành mối quan tâm của nhiều khách sạn. Nhằm giúp quý khách có những lựa chọn hoàn hảo, Printgo tổng hợp những mẫu hộp quà Tết khách sạn đẹp mắt, ấn tượng