Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Rằm tháng 8 âm lịch hay còn gọi là Tết Trung Thu - là một ngày lễ lớn của dân tộc được rất nhiều trẻ em, người lớn mong ngóng. Tết Trung Thu mang ý nghĩa về những sự tốt đẹp, đoàn viên và sum vầy của gia đình và cũng là dịp để con cái tri ân ông bà, tổ tiên hay đối tác, khách hàng,... Tết Trung Thu tại Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa nhưng vẫn mang những nét đặc trưng riêng. Nét đặc trưng trong lễ Trung Thu tại Việt nam thể hiện ở những sự tích thú vị về chị Hằng Nga, chú Cuội, thỏ ngọc, đèn ông sao,.... Đây đều là những sự tích được lưu truyền trong dân gian qua nhiều năm và được nhiều trẻ em yêu thích. Để tìm hiểu chi tiết câu chuyện về từng sự tích Tết Trung Thu, hãy cùng Printgo theo dõi trong bài viết dưới đây.
Hằng Nga là người vợ xinh đẹp tốt bụng của anh hùng Hậu Nghệ - người đã bắn rơi 9 mặt trời trả lại sự bình yên cho dân gian. Với chiến tích lớn, Hậu Nghệ được rất nhiều người yêu mến, kính trọng cũng như có nhiều chí sĩ kéo đến để tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là kẻ đến với tâm địa bất chính. Trong một lần tìm đến núi Côn Lôn, Hậu Nghệ gặp Vương mẫu nương ngương và xin thuốc trường sinh bất tử - viên thuốc có thể giúp người trần trở thành tiên. Hậu Nghệ không nỡ xa Hằng Nga nên đã không uống thuốc và đưa cho vợ cất giữ, không may bị Bồng Mông nhìn thấy.
Khi Hậu Nghệ dẫn các học trò ra ngoài săn bắn thì Bồng Mông với tâm địa xấu xa giả vờ lâm bệnh sau đó đến ép Hằng Nga đưa viên thuốc trường sinh. Hằng Nga trong lúc nguy cấp đã nuốt viên thuốc trường sinh sau đó người nhẹ bẫng và hướng sửa sổ bay lên trời. Tuy nhiên do còn vương vấn tình nghĩa vợ chồng nên Hằng Nga chỉ bay đến cung trăng nơi gần nhân gian nhất.
Hậu Nghệ sau khi biết tin đã vô cùng giận dữ, hối hận và khi ngẩng đầu lên trời gọi tên vợ, anh phát hiện ra mặt trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời và còn có bóng người cử động giống Hằng Nga. Vì vậy, Hậu Nghệ đã cùng thị nữ trong nhà lập đàn tế cùng những món ăn tại nơi Hằng Nga yêu thích để cúng tế người vợ. Từ đó, người dân cũng lần lượt hương án, cúng tế dưới ánh trăng vào mỗi dịp trăng tròn tháng 8 để cầu xin Hằng Nga ban may mắn bình an.
Có một chàng tiều phu tên là Cuội trong một lần đi rừng đi nhầm vào hang cọp đã giật mình leo lên ngọn cây cao trốn. Ở trên cây, Cuội nhìn thấy cọp mẹ tìm lá ở gần gốc cây Cuội trốn mớm cho đàn con và thần kỳ thay 4 chú cọp con đang trong trạng thái đói lả đã vẫy đuôi đầy sức sống trở lại. Khi mẹ con cọp rời đi, Cuội đã đến hái lá cây nọ và trên đường đi về gặp lão ăn mày chết trên bãi cỏ, Cuội liền lấy lá giúp lão ăn mày. Lão ăn mày khi tỉnh lại đã nói cho Cuội rằng đây là lá cây có phép "cải tử hoàn sinh", cần chăm sóc cẩn thận, không tưới nước bẩn không cây bay lên trời.
Từ đó, Cuội đã sử dụng lá cây để cứu sống nhiều người và được mọi người yêu mến, kính nể. Sau khi cứu sống con gái địa chủ, Cuội và cô nên duyên vợ chồng và mỗi khi đi làm xa Cuội lại dặn vợ chăm sóc cây cẩn thận không được tiểu vào cây nếu không cây sẽ bay mất. Tuy nhiên vợ Cuội mắc tính hay quên và trong một buổi chiều cô vợ đã tiểu vào cây, khiến mặt đất rung chuyển và cây bật gốc phi trên trời. Đúng lúc đó Cuội trở về đã nhanh tay kéo lại cây, nhưng sức người có hạn, cây cứ thế kéo Cuội bay lên cung trăng.
Vì thế, cứ mỗi dịp trăng tròn tháng 8, khi ngước nhìn lên trời, người ta thường thấy hình ảnh cây cổ thụ và người ngồi dưới gốc. Hình người chính là Cuội đang đợi ngày được trở về nhân gian.
Từ xa xưa có một cặp thỏ tu luyện đắc đạo thành tiên đến diện kiến Ngọc Hoàng Thượng Đế. Khi lên tới Nam Thiên Môn, đôi thỏ bỗng thấy Hằng Nga bị Thái Bạch Kim Tinh áp giải lên cung trăng. Khi nghe kể về câu chuyện của Hằng Nga, thỏ tiên động lòng Hằng Nga vì cứu bách tính mà phá luật trời. Về dưới nhân gian, thỏ tiên kể lại câu chuyện và muốn thỏ út lên cung trăng để bầu bạn với Hằng Nga. Dù gia đình không muốn thỏ út rời xa gia đình nhưng sau khi nghe lời cha, thỏ út quyết định chào từ biệt anh chị em và bay lên cung trăng ở cùng chị Hằng.
Sự tích tại một vương quốc nọ, vào ngày trăng tròn tháng 8, hoàng hậu cùng vua đang uống trà thưởng trăng thì vua bất chợt nếm được món bánh ngon với hương vị mới lạ là bánh Nguyệt. Từ đó, bánh Nguyệt được sử dụng rộng rãi trong khắp kinh thành vào ngày trăng tròn tháng 8 hàng năm với ý nghĩa mang đến điều phúc lành cho toàn dân. Thưởng thức bánh Trung Thu cũng được duy trì và phát triển đến tận ngày nay, là loại bánh không thể thiếu trong những mâm cỗ Trung Thu của mọi gia đình.
2 cha con ở ngôi làng nọ kiếm sống bằng nghề làm đèn Trung Thu, công việc diễn ra lặp lại qua nhiều năm khiến người con nhàm chán với những sản phẩm điệu, kém hấp dẫn. Trong một đêm khi ngắm trăng, người con phát hiện ra vệt sáng 5 màu kéo dài thành hình 5 cánh sao. Phát hiện ý tưởng mới, người con lập tức ra sau vườn đốn tre và chuốt thành từng mảnh khung để tạo thành đèn hình ông sao 5 cánh. Tiếp đó, đến dịp lễ Trung Thu, khi đám trẻ con rước đèn qua nhà 2 cha con đã nhận thấy quầng sáng ở góc nhà và vô cùng thích thú với chiếc đèn hình ông sao. 2 cha con đã tặng đám trẻ chiếc đèn và chúng đã rước đi khắp làng. Dần dần, đèn ông sao trở nên phổ biến hơn nữa và được trẻ con yêu thích, sử dụng thường xuyên trong những dịp lễ Trung Thu hàng năm.
Phía trên là 5 câu chuyện về những sự tích thú vị liên quan đến dịp lễ Trung Thu tại Việt Nam. Hi vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích cho quý khách. Chúc quý khách và gia đình sẽ có một mùa Trung Thu 2020 đầm ấm, an lành.