Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Để tạo ra một tờ giấy phải trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cùng với đó là đòi hỏi công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng biết về quy trình sản xuất giấy. Cùng tìm hiểu quy trình sản xuất giấy ngay bài viết dưới đây nhé!
Bước 1: Chọn lọc giấy phế liệu
Chọn lọc giấy phế liệu là bước tiên trong quy trình sản xuất giấy tái chế. Những tiêu chí khi chọn lọc giấy phế liệu đó là đảm bảo giấy phế liệu sạch, không lẫn tạp chất, kim loại, nhựa,... Bởi nếu chọn lọc giấy phế liệu không kĩ sẽ gây khó khăn trong quá trình sản xuất giấy tái chế. Ngoài ra, khi phân loại được các loại giấy, đối với những loại giấy bị lẫn quá nhiều chất bẩn ta có thể dùng chúng để tạo thành phân bón hay tận dụng làm nhiệt lượng qua quá trình đốt.
Bước 2: Tạo bột giấy và khử mực giấy phế liệu
Sau khi phân loại giấy phế liệu và thu gom vận chuyển về nhà máy, bước tiếp theo ta sẽ đến với tạo bột giấy và khử mực giấy phế liệu ở trong một bể chứa lớn. Ở đây sẽ chứa nguồn nước và hóa chất giúp xử lý giấy thành bột.
Sau đó, sẽ được hỗn hợp này vào quy trình sàng lọc tạp chất nhỏ như nilon và băng keo. Cuối cùng, sử dụng xà phòng sục vào bột để tẩy sạch mực để loại bỏ hoàn toàn mực và các loại keo dính.
Bước 3: Nghiền giấy, tẩy màu và làm trắng giấy
Trong quá trình nghiên giấy, bột giấy sẽ được nhồi và đập để tạo nên những xơ sợi bong. Trong trường hợp nếu còn nhiều xơ sợi lớn, thì bước nghiền sẽ giúp phân tách các xơ sợi lớn tơi và riêng biệt hơn. Đối với trường hợp còn màu trong giấy thì các hóa chất tẩy sẽ giúp loại bỏ chúng bằng cách sử dụng hóa chất hlorine dioxide, hydrogen peroxide hoặc oxygen. Lưu ý, đối với giấy nâu như bìa carton sẽ không phải trải qua công đoạn tẩy trắng này.
Bước 4: Xeo giấy
Xeo giấy là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng trong quy trình tái chế giấy phế liệu. Trong công đoạn này, bột sẽ được đem trộn với nước và sử dụng khuôn lưới chao hỗn hợp nước giấy này, để làm thoát hơi nước. Sau công đoạn này, ta sẽ được bột giấy đọng lại trên các màng lưới. Và cuối cùng, bột giấy sẽ được đưa đến một loại các trục ép và bọc bát, để giúp vắt nước ra tối đa trước khi đem đi phơi.
Bước 1: Phân tán bột
Bước này sẽ sử dụng tác động cơ học, nhằm giúp nới lỏng các liên kết trong cấu trúc bột giấy khô, làm giảm kích thước mảnh bột, xơ sợi tác rời nhau và huyền phù bột sẽ được hình thành.
Bước 2: Nghiền bột
Sau khi trải qua bước phân tán bột, tiếp theo chúng ta sẽ đến với bước nghiền bột. Thông qua sử dụng hệ thống nước chuyên dụng dùng để trương nở các sợi trong môi trường nước và làm tăng liên kết giữa các sợi.
Bước 3: Xeo giấy
Xeo giấy là bước tạo hình tờ giấy bằng cách sử dụng máy xeo đưa các sợi được nghiền vào khung để tạo hình giấy. Đây là bưỡ quan trọng trong quá trình sản xuất giấy kraft.
Bước 4: Ép
Ở bước ép này sẽ nhằm mục đích tách nước, làm khô bề mặt giấy và làm tăng bộ bền chặt cho băng giấy ướt. Nhờ trải qua bước này, các lớp bột sẽ tăng độ dai và được tạo hình thành tờ giấy.
Bước 5: Sấy
Sau khi trải qua công đoạn ép tách nước, phần còn lại trong băng giấy sẽ được đưa vào buồng sấy, đảm bảo giấy sẽ được sấy khô hoàn toàn.
Bước 6: Cán láng
Bước này được thực hiện nhằm làm tăng tính đông nhất theo hướng ngang của máy xeo.
XEM THÊM: IN TÚI GIẤY KRAFT GIÁ RẺ
Bước 1: Xử lý nguyên liệu cơ học
Trước khi bước vào sản xuất giấy từ gỗ, ta cần phải sơ chế gỗ, bóc vỏ. Sau đó, các mảnh gỗ sẽ được nấu lên bằng phương pháp tẩy trắng sử dụng clo hoặc tẩy trắng không có clo. Trong đó, đối với bột gỗ màu trắng được hình thành từ gỗ bóc vỏ bằng các loại máy mài. Còn bột gỗ màu nâu được hình thành từ các cuống cây thấm ướt.
Bước 2: Xử lý bằng chất hóa học
Tiếp theo, là nấu các mảnh gỗ trong nước sôi trong thời gian từ 12-15 tiếng. Bước này nhằm phân tách sợi gỗ và Cellulose ra khỏi phần thân gỗ cứng. Sau khi bột gỗ được nấu sẽ đem đi tẩy trắng, đem đi nghiền và đưa qua máy giấy. Bên trong máy giấy sẽ chứa dung dịch đậm đặc chảy qua trục lăn và bên cạnh có gắn dao cố định, để cắt hoặc ép giấy tùy ý.
Bước 3: Tiến hành kéo giấy
Đây là bước cuối cùng và cũng rất quan trong. Giấy sau khi trải qua những công đoạn trên sẽ được tạo thành tấm lớn trên máy kéo. Sau đó, dung dịch bột giấy sẽ được đổ lên mặt lưới. Từ đó, cấu trúc tờ giấy trắng sẽ được hình thánh từ các vết nước chảy thoát ra trên lưới. Để giúp thoát hơi nước nhanh nhất, mặt máy hút sẽ hỗ trợ trong công đoạn này. Cuối cùng, giấy sau khi ép sẽ được đem đi sấy và cuộn tròn sử dụng.
Bước 1: Làm bột giấy
Làm bột giấy là công đoạn chuyển các khúc gỗ thành bột gỗ, nhừ quá trình xử lý cơ học và xử lý hóa học. Quá trình xử lý cơ học, sẽ tách vổ những khúc gỗ bằng máy mài. Sau đó, sẽ dùng máy nghiền thành bột gỗ. Bột gỗ tiếp tục được lọc để loại bỏ đi các vật thể lạ. Đối với quá trình xử lý hóa học, gỗ vụn sẽ được nghiền từ các khúc gỗ bóc vỏ và được đem nấu trong dung dịch hóa học để tạo thành bột giấy. Bột giấy sau đs sẽ được lọc trước khi chuyển qua máy làm giấy.
Bước 2: Cho thêm chất phụ gia
Bột giấy sẽ được trải qua quá trình đập và ép của máy đập. Từ quá trình này, những loại chất độn sẽ được trộn thêm vào như: phấn cao lanh hay hóa chất oxit titan,... Chính các chất phụ gia này sẽ tạo nên độ mờ đục cũng như các tiêu chuẩn của giấy.
Trong giai đoạn này, chất hồ cũng sẽ được thêm vào nhằm gây phản ứng với các loại mực. Chất hồ khi cho thêm vào sẽ tạo ra loại giấy bóng, mịn và không thấm mực như giấy couches,...
Bước 3: Bột giấy chuyển thành giấy
Sau khi bột giấy được tẩy trắng, thêm chất độn và làm sạch,... sẽ được bơm vào máy kéo giấy tự động. Bột giấy được đưa qua máy trên đài di động bằng mặt lưới sàng lọc. Trong quá trình ép bột giấy sẽ có các con lăn bên dưới có tác dụng hút nước. Từ đó, cấu trúc tờ giấy sẽ được hình thành.
Bước 4: Hoàn thiện
Ở bước này giấy sẽ được đem đi sấy khô và quấn thành cuộn lớn.
Trên đây là bài viết tìm hiểu quy trình sản xuất giấy phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và in ấn, hãy liên hệ đến Printgo - Công ty in ấn số 1 Việt Nam, thông qua liên hệ dưới đây: