Nội dung bài viết: [ Hiện ]
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kéo theo sự đa dạng các phần mềm chuyên dụng cho hình ảnh và thiết kế đồ họa, từ đó đã ra đời rất nhiều các loại hình ảnh và định dạng file thiết kế khác nhau. Hầu hết chúng ta khi thiết kế ấn phẩm dùng trong in ấn thường sử dụng lẫn lộn các định dạng file hình ảnh khác nhau bao gồm cả JPG, PNG, PSD,... Thực chất, mỗi loại định dạng hình ảnh đều có những lợi ích và ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng ảnh, dung lượng và tốc độ tải trang. Vậy câu hỏi được đặt ra là khi nào nên sử dụng JPG, PNG hay PDF, AI ? Muốn có được những mẫu thiết kế in ấn hoàn hảo hoặc trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp, thì chúng ta phải trang bị kiến thức và cần phải biết sử dụng định dạng hình ảnh phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau.
Nếu bạn đang thắc mắc hay tìm hiểu về các định dạng hình ảnh này thì hãy cùng Printgo cùng những thông tin sưu tầm khám phá về những tính năng nổi bật của chúng nhé. Và qua bài viết này Printgo mong độc giả sẽ hiểu hơn về các định dạng ảnh thông dụng và sử dụng chúng được hiệu quả và đúng cách, vận dụng vào chính những thiết kế ấn phẩm lý tưởng của mình như: tờ rơi, name card, tờ gấp, poster, banner quảng cáo,... Ngoài ra giúp bạn đọc có thể xác định được định dạng hình ảnh nào nên dùng cho Web/blog, định dạng nào nên dùng cho việc in ấn, định dạng nào để làm Logo… và nhiều việc khác nữa.
JPG hay JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group được ra đời năm 1992, đây là định dạng hình ảnh chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – những người thích chia sẻ tác phẩm của mình trên internet. JPG được ưa thích vì nó có thể nén các chi tiết và dữ liệu dư thừa trong các bức ảnh có độ nét cao. Vì thế nên dù có kích thước nhỏ hơn nhưng chất lượng của các bức ảnh JPG không bị suy giảm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn đã nén ảnh với JPG thì sẽ không thể khôi phục về trạng thái gốc được nữa. Ngoài ra, nó còn là một định dạng tập tin phổ biến cho các file ảnh kỹ thuật số là đồ họa kỹ thuật số.
PNG là viết tắt của từ (Portable Network Graphics) được phát triển vào năm 1996, nó là một định dạng tập tin đồ họa raster, hỗ trợ nén dữ liệu không bị suy giảm. Định dạng PNG được tạo ra như một cải tiến , thay thế cho Graphics Interchange Format (GIF), được sử dụng rất nhiều trên internet. PNG sử dụng thuật toán nén mới không làm mất dữ liệu gốc. Dù file PNG có được lưu lại nhiều lần thì chất lượng của nó cũng không hề suy giảm. Một điểm cộng khác của định dạng hình ảnh PNG là chúng hỗ trợ màu trong suốt cho phép bạn có thể lưu một biểu tượng, logo hay chữ cái với nền trong suốt và có thể đặt nó ở bất kỳ đâu mà không sợ lộ viền trắng xấu xí.Tuy nhiên, các ảnh dạng PNG có kích thước khá lớn và thường khó sử dụng trên các trình duyệt web cũ. Người ta thường chỉ sử dụng nó cho logo và một số trường hợp đặc biệt (VD: ảnh sản phẩm có thể zoom cho khách xem).
PSD là tên viết tắt của từ Power Spectral Density – một định dạng gốc của Adobe Photoshop, hiện nay trên nhiều ứng dụng, phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, đồ họa cạnh tranh khác cũng hỗ trợ định dạng file này. Khi một bức ảnh hoàn chỉnh, Photoshop cho phép người sử dụng làm phẳng các lớp và chuyển đổi hình ảnh phẳng thành một định dạng .JPG, .GIF, .TIFF hoặc các định dạng khác để có thể chia sẻ. Là định dạng file chuyên dùng để chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế bằng phần mềm Adobe Photoshop với những công cụ chuyên biệt, lưu các thao tác chỉnh sửa như: layers, mask, actions, filters,... Bạn không thể xem file PSD bình thường trên máy tính hay điện thoại, do đó từ file PSD phải xuất ra các định dạng ảnh phổ biến để xem bình thường.
PDF được viết tắt từ tên tiếng anh Portable Docunment Format là một định dạng file văn bản phổ biến của hãng Adobe Systems. Cũng giống như các file văn bản phổ biến như file Word, PDF hỗ trợ chứa các văn bản text, hình ảnh. File PDF thường có kích thước khá nhỏ nên dung lượng nhỏ dễ dàng chia sẻ qua internet, được hỗ trợ mã hóa bởi rất nhiều phần mềm cho nên tính bảo mật rất cao
Không phải tất cả các định dạng của hình ảnh được tạo ra đều như nhau. Tất cả chúng đều có mục đích sử dụng khác nhau và các thuộc tính khác nhau. Hy vọng sau bài viết này, Printgo giúp bạn đọc hiểu hơn về các định dạng ảnh, nhất là khi đang phân vân không biết loại định dạng nào thích hợp để sử dụng, giờ thì đã tìm hiểu được lí do dùng từng loại định dạng để hiển thị trên màn hình, lưu trữ hoặc dùng nó để in ấn, từ đó có thể ứng dụng tốt vào thực tế hơn.
Printgo với đội ngũ designer công nghệ in và thiết kế viên được đào tạo chính quy, bài bản không những cung cấp những dịch vụ in và thiết kế chuyên nghiệp cho tất cả các sản phẩm in ấn mà còn tư vấn cho quý công ty cách thiết kế và phương pháp in phù hợp với sản phẩm của công ty một cách tối ưu nhất.
Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900633313 hoặc email sale@printgo.vn để được hỗ trợ tư vấn!