Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

23/06/2020595

Nội dung bài viết: [ Hiện ]

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm in ấn đạt được chất lượng tốt nhất, tỉ lệ sai lệch và hỏng thấp thì file thiết kế dùng để chuyển cho nhà in phải đạt đúng theo tiêu chuẩn. Bởi in ấn không giống như quan sát trên máy tính, điện thoại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm như màu mực, chất liệu giấy, công nghệ in,... Nắm được các yêu cầu của file thiết kế là điều rất cần thiết. Dưới đây là các yêu cầu để file thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn mà bạn cần phải lưu ý.

1. Phần mềm dùng để thiết kế

Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

Các phần mềm thiết kế in ấn

Để các file thiết kế khi in decal, logo,... ra có độ sắc nét, rõ ràng, không nhòe mờ thì nên sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dành cho in như Adobe Illustrator, Adobe Indesign, Corel Draw… Bởi các phần mềm này dùng các file vector, có thể thu nhỏ phóng to thoải mái. Còn nếu dùng file ảnh (.jpg, .png) để in thì khi phóng to sẽ bị vỡ. 

2. Có kích thước chuẩn và có tràn lề

Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

Cách tạo tràn lề (bleeding)

Với mỗi sản phẩm thì sẽ có kích thước tương ứng. File thiết kế cần đảm bảo đúng kích thước để khi in ra không bị sai lệch. Ngoài ra, file thiết kế cần phải có tràn lề (bleeding) để bù xén thành phẩm, tối thiểu 2mm cho mỗi chiều. Bởi khi in xong thì sản phẩm sẽ được xén thành từng phần nhỏ, có bù xén sẽ tránh được xén vào thành phẩm.

Để tạo phần bù xén thì vào File và Document Setup hoặc dùng tổ hợp phím Alt+Ctrl+B để mở hộp chọn, sau đó điền thông số hoàn chỉnh.

3. Sử dụng hệ màu CMYK trong in ấn

Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

Sự khác biệt giữa hệ màu RGB và CMYK

Có 2 hệ màu phổ biến nhất là CMYK và RGB. Nếu như hệ màu RGB dùng để hiển thị màu trên các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,... thì màu CMYK để dùng trong in ấn. CMYK tương ứng với 4 màu: 

  • C = Cyan (xanh)
  • M = Magenta (hồng)
  • Y = Yellow (vàng)
  • K = Black (Đen) 

Khi in ấn để tạo được các màu sắc khác nhau thì sẽ pha trộn 4 màu cơ bản này. Đây cũng là lý do sản phẩm in ấn thường khác một chút so với màu bạn nhìn ở bản thiết kế.

4. Hình ảnh trong file thiết kế 

Hình ảnh không phải là vector nên không thể thu phóng thoải mái mà không thay đổi chất lượng. Vì vậy, hình ảnh sử dụng phải lớn hơn hoặc bằng kích thước muốn in và có độ phân giải tối thiểu 300dpi. 

Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

Xem thêm: Các file định dạng ảnh phổ biến thông dụng nhất trong thiết kế ấn phẩm

5. Độ nét của các đường line

Các đường line, vạch kẻ quá mảnh, dưới 0,01mm thì có thể thị mất, không thể hiển thị trong bản in. Vì vậy cần phải kiểm tra thật kỹ độ dày của các đường này trước khi chuyển cho nhà in.

6. Cần convert font chữ để tránh bị lỗi 

Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

Convert font là thao tác chuyển font chữ từ dạng text (có thể tùy ý chỉnh sửa) thành dạng vector (không thể chỉnh sửa). Điều này giúp cho font chữ không bị lỗi khi chuyển từ máy này sang máy khác. Bởi đôi khi máy tính ở nhà in không chứa font chữ trong thiết kế của bạn thì khi đã convert font sẽ không xảy ra tình trạng lỗi.

Để convert font thì có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Chọn vùng văn bản bạn muốn convert
  • Chọn File/Create Outlines hoặc Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + O với hệ Windows hoặc Command + Shift + O với Macbook (dành cho file AI).
  • Sử dụng Ctrl + Shift + Q cho hệ Windows và Command + Shift + Q cho Macbook (dành cho với file Corel)

7. Khoảng cách giữa nội dung và lề: 3mm

Nội dung thiết kế như chữ, logo, các họa tiết,... nên cách lề tối thiểu 3mm để an toàn khi cắt xén.

8. Kiểm tra View, Look, Over Print

Cần phải kiểm tra tất cả các layer trong file thiết kế để đảm bảo rằng không bị tắt View, Look. Nếu tắt các chế độ này thì khi in ra sẽ bị mất phần layer này. Ngoài ra, chế độ Over Print cũng phải được tắt trước khi in. 

9. Xuất file

File xuất ra sau cùng ở định dạng PDF chất lượng High Quality Print và được tick ô chọn bleed để giữ phần xén để thuận tiện cho bước cắt xén. 

Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

Chọn chế độ High Quality Print để xuất file in

Các yêu cầu để File thiết kế đạt tiêu chuẩn in ấn

Bật chế độ bù xén

Đây là những yêu cầu cơ bản để in ấn và gia công đạt hiệu quả cao nhất, tránh hư hỏng sản phẩm. Đảm bảo file thiết kế đạt đúng theo tiêu chuẩn chuẩn in sẽ cách giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp cũng như các bên nhà in làm việc hiệu quả.

Nên đặt in và thiết kế tại đâu uy tín, chất lượng? 

Printgo là đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn hàng đầu tại Việt Nam, chuyên sản xuất và thiết kế, đáp ứng nhu cầu lớn trên thị trường. Không chỉ là sản phẩm chất lượng, quý khách hàng chọn Printgo còn trải nghiệm dịch vụ in ấn chuyên nghiệp, được chăm sóc khách hàng một cách chu đáo. 

  • Chúng tôi tự hào là điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và in ấn trực tuyến tại Việt Nam. Với cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm tinh tế và ấn tượng nhất.

  • Các mẫu thiết kế luôn đặt chất lượng làm yếu tố quan trọng hàng đầu, từ việc tuân theo file thiết kế đạt tiêu chuẩn đến sản xuất đồng bộ, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn trải nghiệm mua sắm trọn vẹn và tiện lợi nhất.

  • Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn nhiệt tình, thân thiện, đảm bảo cung cấp cho khách hàng những gói dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu đa dạng. 

  • Mang đến sự tối ưu về chi phí cũng như thời gian cho mọi khách hàng trên toàn quốc. Chỉ với vài cú click chuột, bạn có thể hoàn thành việc đặt hàng nhanh chóng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Ngoài ra, chúng tôi cam kết giao hàng trong thời gian ngắn nhất tới tay khách hàng. 

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Printgo qua các kênh sau:

Hotline: 1900633313

CSKH: 0901.633.313

Email: sale@printgo.vn

Website: https://printgo.vn/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

icon
icon19/04/2023
icon139
In lưới là gì? Quy trình, ứng dụng của công nghệ in lưới
In lưới là một trong những kỹ thuật in được ứng dụng khá phổ biến trong in ấn. Vậy in lưới là gì? quy trình in lưới như thế nào. Cùng Printgo tìm hiểu các vấn đề liên quan về công nghệ in lưới qua bài viết dưới đây nhé.
icon
icon18/04/2023
icon670
Giấy sóng là gì? Phân loại giấy sóng và ứng dụng thực tế
Giấy sóng là một trong những loại giấy được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn và trong đời sống hàng ngày. Vậy giấy sóng là gì? Bài viết dưới đây Printgo sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng như những vấn đề liên quan khác từ loại giấy này.
icon
icon20/02/2023
icon438
Khuôn bế là gì? Quy trình tạo thành khuôn bế bằng thủ công
Khuôn bế là gì? Sản phẩm này giúp tạo hình cho các hộp giấy hiện nay. Thông qua khuôn bế các sản phẩm được đảm bảo có sự giống nhau về hình dạng và kích thước.
icon
icon20/02/2023
icon769
Tìm hiểu 11 bước cơ bản trong quy trình in hộp cứng tại xưởng in
Hộp cứng, hộp giấy được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và được sử dụng ở nhiều mục đích khác nhau của đời sống thường ngày. Với các doanh nghiệp kinh doanh, in hộp cứng là hoạt động gần như không thể thiếu.
icon
icon20/02/2023
icon272
Cán màng nhiệt là gì? Ưu điểm của cán màng nhiệt trong in ấn bao bì
Cán màng nhiệt là kỹ thuật in ấn được sử dụng rất linh hoạt. Bởi kỹ thuật này giúp đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao.
icon
icon31/01/2023
icon799
Bản kẽm in offset là gì? Những điều cần biết về bản kẽm
Bản kẽm trong in offset được biết đến là một tấm kẽm đặc biệt thường sử dụng khi in - là một dạng khuôn in được tích hợp vào máy in offset bao bì giấy. Thông tin chi tiết về bản kẽm in offset sẽ được Printgo cung cấp trong bài viết dưới đây.